Kiến nghị với NHNT Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 100 - 105)

- Môi trường giáo dục:

3.3.3. Kiến nghị với NHNT Việt Nam

* Đẩy mạnh phát triển sản phẩm

Xây dựng chỉ tiêu phát triển thẻ cho các Chi nhánh. Nếu chi nhánh nào đạt kế hoạch và vượt chỉ tiêu kế hoạch sẽ được thưởng nhằm khuyến khích các cán bộ thẻ thu hút thêm được chủ thẻ và ĐVCNT mới đồng thời giữ được các khách hàng cũ.

Triển khai tiếp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cho thẻ nội địa tiếp sau sự thành công của đề án thanh toán trực tuyến cho thẻ quốc tế.

Tìm kiếm phát triển sản phẩm thẻ liên kết với các đối tác lớn, tiềm năng, có cơ sở khách lớn.

Đẩy mạnh công tác Marketing để phát triển ĐVCNT và chủ thẻ. Tổ chức hội nghị khách hàng cho các ĐVCNT có doanh số thanh toán cao để trao đổi và lắng nghe ý kiến của khách hàng, từ đó có chiến lược chăm sóc các ĐVCNT phù hợp hơn với tình hình thực tế thị trường. Xây dựng các ĐVCNT vệ tinh cho các sản phẩm thẻ.

Tiếp tục thực hiện các kế hoạch để đạt được các chỉ tiêu đã cam kết với Amex nhằm chuẩn bị đàm phán và ký kết Hợp đồng với TCTQT Amex khi hết hạn Hợp đồng độc quyền. Hợp tác với Smartlink để phát triển các sản phẩm dịch vụ về thẻ.

* Thay đổi phí dịch vụ và điều kiện phát hành

VCB cần có các chính sách điều chỉnh phí phù hợp, linh hoạt và cạnh tranh để thu hút khách hàng, đồng thời, nới lỏng thủ tục phát hành thẻ tín dụng cho các đối

tượng không có tài sản đảm bảo. Hiện nay, VCB Thăng Long thường xem xét áp dụng phát hành thẻ tín dụng cho những phó phòng, trưởng phòng trở lên của các công ty, các cơ quan lớn trực thuộc Nhà nước, còn đối với các công ty liên doanh, tổ chức phi chính phủ, công ty nước ngoài, văn phòng đại diện công ty nước ngoài…thì VCB Thăng Long chỉ xét cấp thẻ cho những phó giám đốc, giám đốc trở lên. Điều này khiến cho lượng khách hàng không có tài sản đảm bảo của VCB Thăng Long hạn chế đi khá nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó VCB Thăng Long cũng cần thực hiện nghiệp vụ thẩm định thật tốt, tránh những khoản nợ xấu do khách hàng không có khả năng thanh toán khoản tín dụng đã chi tiêu.

Đồng thời với quá trình trên, VCB Thăng Long cũng cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm có được một dịch vụ thẻ ngày càng hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu để các NHTM Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường và phát triển bền vững đồng thời cũng là một giải pháp để đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, cạnh tranh sẽ quyết liệt, gay gắt hơn giữa các NHTM trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính. Chính vì vậy, phát triển thanh toán thẻ trong giai đoạn hiện nay là một giải pháp hữu hiệu để các NHTM Việt Nam đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như

năng lực canh tranh. Mỗi một NHTM để có được những kết quả thành công trong lĩnh vực thẻ của mình thì ngoài những chiến lược phát triển chung cần phải có những chiến lược phát triển sản phẩm của các chi nhánh bởi các chi nhánh đi sâu và hiểu được thị trường tại địa bàn mình.

Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ cở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết và vận dụng vào thực tiễn, đề tài “Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Ngoại thương Việt nam – Chi nhánh Thăng Long” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng sau:

Một là, hệ thống hoá khái niệm về thẻ và hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của NHTM. Đây là những kiến thức cơ bản, rất cần thiết đối với các ngân hàng kinh doanh thẻ.

Hai là, phân tích thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại VCB Thăng Long giai đoạn 2008-2010, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Ba là, trên cơ sở những tồn tại và định hướng mục tiêu phát triển dịch vụ kinh doanh thẻ của VCB Thăng Long, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cho VCB Thăng Long cũng như một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN nhằm góp phần phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Những kết quả nghiên cứu trên đây không chỉ có ý nghĩa đối với riêng VCB Thăng Long mà còn có ý nghĩa đối với các NHTM Việt Nam trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ trước những thách thức lớn của giai đoạn hội nhập.

Với các giải pháp mà luận văn đã đề xuất, có thể ứng dụng ngay vào thực tế. Tuy nhiên, hệ thống giải pháp này cần được nghiên cứu, nhận thức và triển khai đồng bộ bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và sự nỗ lực của bản thân ngành ngân hàng mới có thể thực hiện thành công việc phát triển thanh toán thẻ nói riêng và TTKDTM nói chung tại Việt Nam, góp phần vào công cuộc chuyển mình đổi mới của VCB nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Ngoại thương VN chi nhánh Thăng Long (2008), Báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

2. Ngân hàng Ngoại thương VN chi nhánh Thăng Long (2009), Báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

3. Ngân hàng Ngoại thương VN chi nhánh Thăng Long (2010), Báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

năm 2008 của NHNTVN, Hà nội.

5. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN (2009), Báo cáo tổng kết dịch vụ

thẻ năm 2008 của NH TMCP NT VN, Hà nội.

6. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN (2010), Báo cáo tổng kết dịch vụ

thẻ năm 2009 của NH TMCP NT VN, Hà nội.

7. Ngân hàng Ngoại Thương VN (2010), Báo cáo tổng kết dịch vụ thẻ

năm 2010 của NH TMCP NT VN, Hà nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Quy chế về phát hành, sử dụng và

thanh toán thẻ ban hành theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ,

Hà Nội.

9. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w