Kinh nghiệm cuả các nước

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 35 - 40)

* Tổ chức thẻ American Express

Mỹ là nơi sinh ra thẻ đồng thời cũng là nơi phát triển nhất của các loại thẻ. Khu vực này dường như đã bão hoà về thẻ tín dụng, sự cạnh tranh và phân chia thị trường rất khốc liệt. Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm của những tổ chức thẻ của Mỹ là không thể không thể nói tới. Ở đây xin trình bày những chiến lược kinh doanh thẻ nổi bật của tổ chức thẻ American Express đã làm cho tổ chức thẻ du lịch và giải trí của Mỹ này trở thành một tập đoàn kinh doanh thẻ lớn trên thế giới

Ngay từ khi chiếc thẻ Amex ra đời lần đầu tiên vào năm 1958, Tổ chức này đã xác định cho mình thị trường chủ yếu đó là giới bình dân. Họ cho rằng đây mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu. Để cạnh tranh với các tổ chức lớn như

Visa Card và Master Card, tổ chức này đã không ngừng nghiên cứu phát hành các loại thẻ mới nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường. Năm 1987, American Express cho ra đời loại thẻ tín dụng mới có khả năng cung cấp tín dụng tuần hoàn cho khách hàng có tên là Optima Card để cạnh tranh với Visa và Master Card.

American Express không ngừng mở rộng thị trường bằng nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mại. Tháng 11 năm 1998, khi American Express tung ra thị trường thẻ Ấn Độ các thẻ tín dụng của mình, họ đã gặp rất nhiều khó khăn như: thu nhập có thể dùng để chi tiêu của dân nước này không cao, trong đó có 30 triệu người lớn có thể sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra người Ấn Độ thích sử dụng tiền mặt và hầu hết người sử dụng thẻ tín dụng đều thanh toán các hoá đơn thanh toán của họ trước khi chúng bắt đầu phát sinh các khoản lãi phải trả ngân hàng. Đứng trước thách thức này, American Express đã quyết tâm tập trung vào những người đang sử dụng thẻ tín dụng bằng cách cung cấp cho họ những khoản tín dụng rẻ hơn.

Khi mới xâm nhập vào thị trường Canada, American Express thấy khách hàng ở đây khá trung thành với ngân hàng của họ nên họ chỉ chấp nhận thẻ của hiệp hội Visa và Master đã hoạt động lâu đời ở đây. Đánh giá được thuận lợi của đối thủ, American Express đã tạm thời hướng vào mục tiêu chính là người du lịch Canada và ngành hàng không nước này.

Với một số những giải pháp đã thực hiện, American Express hiện nay đã thực sự trở thành một tổ chức thẻ lớn trên thế giới.

* Trung Quốc

Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới với dân số gần 1 tỷ 3 trăm triệu người. Ngày nay đất nước này không chỉ đứng đầu thế giới về dân số mà đang có vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế cả về kinh tế lẫn chính trị. Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu kinh tế toàn cầu, Nhật Bản chỉ có thể giữ được vị trí là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong vòng 50 năm tới nếu Nhật tiếp tục cải thiện năng suất lao động và chấp nhận nhập cư lớn hơn. Với tốc độ tăng trưởng

kinh tế như hiện nay, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật trở thành cường quốc kinh tế thế giới thứ hai thế giới vào năm 2015, vị trí thứ nhất vào năm 2040. Tình hình trên cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã có những phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Đời sống nhân dân được cải thiện rất nhiều, điều này sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm công nghệ cao với nhiều tiện ích, trong đó có dịch vụ thẻ thanh toán mở rộng thị trường và phát triển. Đến cuối năm 2006 tại Trung Quốc đã có hơn 900 triệu thẻ nội địa được phát hành, trong đó có hơn 800 triệu thẻ ghi nợ, 40 triệu thẻ tín dụng và 520.000 thiết bị POS, 69.000 máy ATM và hơn 339.000 ĐVCNT trên khắp cả nước. Ở Trung Quốc có hơn 152 tổ chức phát hành thẻ thuộc 2 nhóm chính là:

- Các tổ chức tín dụng (với 4 NHTM quốc doanh)

- Các NHTM cổ phần trong đó China Merchant Bank chiếm thị phần lớn.

Việc cấp phép phát hành thẻ do NHTW và Ủy ban giám sát ngân hàng thực hiện. Trước đây chỉ có các ngân hàng nội địa của Trung Quốc mới được phép phát hành thẻ nhưng hiện nay, theo lộ trình mở cửa các ngân hàng khi gia nhập WTO các ngân hàng nước ngoài đã được phép đặt các máy ATM tại Quảng Châu và Thượng Hải.

Thị trường dịch vụ thẻ thanh toán của Trung Quốc trong giai đoạn đầu mới hình thành và phát triển cũng có những điểm tương đồng tự với thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam hiện nay: có nhiều ngân hàng cùng phát hành nhưng không có sự kết nối giữa các ngân hàng phát hành hay có sự kết nối nhưng chỉ giữa một nhóm các ngân hàng riêng lẻ. Điều này không chỉ gây phiền toái cho người sử dụng mà còn cản trở sự phát triển của chính thị trường này.

Để cái thiện tình hình này China Union Pay đã được thành lập vào tháng 3/2002. Đây là tổ chức duy nhất kết nối các ngân hàng có dịch vụ thẻ với 80 thành viên tham gia. Đến cuối năm 2004 China Union Pay có thêm nhiều thành viên khác tham gia, nâng số thành viên lên 134 thành viên ở Trung Quốc lục địa, 18 thành

viên ở HongKong và MaCao. Và đến tháng 6/2005 China Union Pay đã có 164 thành viên. Hiện nay tổ chức này gồm 3 công ty:

- Công ty dịch vụ đại lý: chuyên cung cấp các dịch vụ thẻ thanh toán có chất lượng cao và quy mô lớn cho các NHTT thẻ, chủ thẻ và ĐVCNT.

- Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cho quá trình xử lý, phát hành thẻ để đáp ứng nhu cầu của các thành viên.

- Công ty dịch vụ thanh toán điện tử: công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển khoản qua mạng.

Sau khi China Union Pay ra mắt, việc nối mạng kết nối giữa các thành viên và chi nhánh của China Union Pay đã khiến việc thanh toán giữa các chi nhánh của các thành viên diễn ra rất thuận tiện. Việc thanh toán giữa các chi nhánh này có thể được thực hiện bằng cách thanh toán qua ngân hàng thành viên hoặc qua các chi nhánh của China Union Pay.Ngoài ra China Union Pay cũng xây dựng những quy định thống nhất trong hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung Quốc như:

- Các thành viên phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật, quy tắc kinh doanh thống nhất. China Union Pay cũng đề ra những tiêu chuẩn rất cao khi kết nạp thêm thành viên mới, thường xuyên tăng cường công tác giám sát về chất lượng dịch vụ của các thành viên.

- Phối hợp với các bên tham gia vào thị trường thẻ ATM, hài hòa mối quan hệ giữa các thành viên, cùng nhau xây dựng một thị trường thẻ thống nhất.

- Quảng bá cho thương hiệu của China Union Pay và thành lập các trung tâm dịch vụ khách hàng.

* Thái Lan

Máy ATM đầu tiên được cài đặt ở Thái Lan năm 1981. Trong giai đoạn đầu, các NHTM tự xây dựng lấy hệ thống ATM của riêng mình nên thẻ của ngân hàng nào chỉ có thể rút tiền tại máy ATM của ngân hàng đó. Sau đó giữa các ngân hàng dần hình thành các liên minh nhỏ lẻ cho phép thẻ của một vài ngân hàng có thể rút

tiền tại các máy ATM của nhau. Đến những năm 1990, tại Thái Lan đã có 4 liên minh chuyển mạch lớn là kết quả của sự liên kết giữa các ngân hàng. Năm 1993, 4 liên minh trên thống nhất lại làm 2 liên minh lớn và sau đó 2 liên minh này lại hợp nhất thành một liên minh duy nhất là Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia (Thailand National ATM Pool). Việc hình thành một liên minh thẻ duy nhất cho phép khách hàng có thể dễ ràng rút tiền tại tất cả các máy ATM. Tại Thái Lan hiện có khoảng 21.500 máy ATM và 192.800 ĐVCNT.

Ngân hàng Trung ương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống thanh toán trong cả nước, trong đó có hệ thống ATM.

* Singapore

Singapore là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới, là đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới). Đây cũng là nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới: bình quần là 28.100 USD/năm. Nước này cũng rất thành công trong việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán ngân hàng.

Năm 1979, chiếc thẻ ATM lần đầu tiên được sử dụng ở Singapore và vào đầu những năm 1980 đã được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước. Năm 1985, mạng chuyển tiền điện tử NETS (Network for Electric Transfer Pte. Ltd) được thành lập như là một nỗ lực trong việc đưa Singapore trở thành một quốc gia không dùng tiền mặt.

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, NETS đang tập trung phát triển loại hình thương mại điện tử cho cả 2 loại sản phẩm là thẻ tiền mặt (Cash Card) và thẻ ghi nợ (Derbit Card). Đối với loại thẻ tín dụng, mặc dù cơ quan tiền tệ Singapore hạn chế việc phát hành thẻ đối với loại sản phẩm này (các cá nhân muốn có thẻ tín dụng phải đủ 21 tuổi trở lên và có thu nhập hàng năm trên 30.000 SGD...) nhưng trong những năm gần đây số lượng thẻ phát hành vẫn tăng một cách đều đặn.

Đến nay, tổng số thẻ tín dụng đã phát hành tại Singapore là hơn 2 triệu thẻ, trung bình mỗi người sở hữu gần 3 thẻ tín dụng.

Gần đây tại nước này đang tiến hành chương trình “Singapore’s national e- purse” nhằm mục đích đưa Singapore trở thành một thành phố thông minh. Với chương trình này rất nhiều thẻ Cash Card sẽ được phát hành và sẽ được chấp nhận thanh toán trên lãnh thổ Singapore tại tất cả các loại hình dịch vụ như: cửa hàng bách hóa, nhà hàng, siêu thị, bưu điện… Những nỗ lực này của Chính phủ đã mang lại những kết quả to lớn. Hiện tại, Singapore có hơn 3 triệu thẻ ghi nợ được phát hành với hơn 10.000 ĐVCNT và 2700 máy ATM kết nối qua NETS.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng ngoại thương việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w