2.2.2.1. Quy mô các loại thẻ được phát hành tại VCB Thăng Long
Suy thoái kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng nói chung, ngân hàng Ngoại thương nói riêng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Song với mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả, chi nhánh Thăng Long đã và đang là đối tác tài chính tin cậy của khách hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực triển khai dịch vụ thẻ, trên nền tảng là kết quả đạt được của VCB chi nhánh Cầu Giấy, VCB Thăng Long đã và đang tiếp tục triển khai phát triển dịch vụ thẻ của chi nhánh mình.
* Thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ là loại thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lượng phát hành thẻ của VCB Thăng Long, là loại thẻ được sử dụng nhiều nhất trong các loại thẻ do VCB phát hành.
Bảng 2.7: Số lượng thẻ ghi nợ phát hành từ 2008-2010
Nguồn: Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ VCB Thăng Long
Nhìn vào bảng số lượng phát hành qua 3 năm ta thấy, tổng số thẻ ghi nợ nội địa vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo đạt 58119 thẻ gấp hơn 7 lần số lượng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế. Tuy nhiên nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng hàng năm thì thẻ ghi nợ quốc tế lại luôn tăng trưởng cụ thể năm 2010 tăng 59,9% so với năm 2009, năm 2009 tăng 45,6% so với năm 2008. Điều này cho thấy xu hướng tiêu dùng trên phạm vi quốc tế ngày càng gia tăng. Thẻ ghi nợ nội địa lại có xu hướng giảm và tăng trưởng thấp.
Bảng 2.9: Số lượng phát hành thẻ ghi nợ so với kế hoạch từ 2008-2010
Đơn vị: thẻ
Năm
2008 2009 KH 2010 KH
So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu lệch (+/-)Chênh lệ(%)Tỷ lệch (+/-)Chênh lệ(%)Tỷ Thẻ ghi
trong nước 15093 15613 12153 13800 12000 520 103 -1813 88
Thẻ ghi nợ
quốc tế 1653 2407 1684 3849 2000 754 146 1442 160
Nguồn: Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ VCB Thăng Long
- Thẻ ghi nợ nội địa:
Năm 2009 số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành đạt 15613 tăng 520 thẻ bằng 103% so với năm 2008 trong khi kế hoạch đặt ra chỉ là 12153 thẻ. Mặc dù là tăng
trưởng chỉ đạt 3,4% nhưng so với kế hoạch đặt ra vượt tới 3460 thẻ là thành công đáng kể của chi nhánh, Tuy nhiên đến năm 2010, số lượng phát hành thẻ ghi nợ nội địa tuy đã vượt kế hoạch đặt ra là 12000 thẻ tương đương 1800 thẻ nhưng so với năm 2009 thì số thẻ phát hành giảm với con số khá cao là 1813 và tốc độ tăng trưởng đạt giá trị âm (-11,6%).
Biểu đồ 2.1: Số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành từ 2008-2010
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ năm 2010 sự sụt giảm đáng kể số lượng thẻ ghi nợi nội địa. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do VCB Thăng Long nằm trên địa bàn có nhiều ngân hàng TMCP năng động, nhạy bén với thị trường kinh doanh thẻ với nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà đã gây khó khăn cho việc thu hút khách hành phát hành thẻ tại chi nhánh.
Theo báo cáo thường niên hoạt động thẻ năm 2010 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam tính đến hết năm 2010, tổng số thẻ ghi nợ nội địa của VCB tích lũy đạt 4.701.731 thẻ, chỉ đứng thứ 4 thị trường với thị phần 16,5%, xếp sau ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 5,7 triệu chủ thẻ (tương đương 20%), ngân hàng Công thương với 5,5 triệu chủ thẻ (19,6%) và ngân hàng TMCP Đông Á với 5 triệu chủ thẻ. Kể từ sau năm 2000 đến nay, các NHTM đã liên tục triển khai, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới để chuẩn bị cho việc cạnh tranh dịch vụ
khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo các cam kết quốc tế. Việc cạnh tranh đối với sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Hầu hết các ngân hàng mới tham gia thị trường thẻ đều tập trung nguồn lực để mở rộng mạng lưới chủ thẻ ghi nợ nội địa bằng nhiều hình thức thu hút chủ thẻ như miễn giảm phí, thậm chí là tặng tiền cho khách hàng khi phát hành thẻ…
- Thẻ ghi nợ quốc tế
Bảng 2.10 : Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế
Đơn vị: thẻ
Năm 2008 2009 2010 Tăng trưởng(%)
Loại thẻ 2009/2008 2010/2009
Visa Debit 783 1567 1096 100 -30
Master Debit 870 840 2753 -3,4 227,7
Nguồn: Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ VCB Thăng Long
Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ quốc tế của VCB Thăng Long trong 3 năm qua đạt mức tăng trưởng đáng kể. Có được điều này là do việc chú trọng vào chính sách Marketing của VCB Thăng Long, TCTQT cho khách hàng tại Việt Nam và nguyên nhân quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế phù hợp với thị trường Việt Nam hơn so với thẻ tín dụng quốc tế do thủ tục phát hành đơn giản, không cần tài sản thế chấp và chủ thẻ vẫn có thể sử dụng thẻ để chi tiêu cả trong và ngoài nước.
Năm 2008, số thẻ ghi nợ quốc tế mà VCB Thăng Long phát hành đạt 1653 thẻ VCB Thăng Long thực hiện chương trình Marketing đặc biệt dành cho chủ thẻ Visa nhằm hoàn thành chỉ tiêu 1200 thẻ trong năm và đã thu được kết quả rất tốt.
Năm 2009, thẻ Visa tiếp tục tăng đạt mức tăng trưởng 100% so với năm 2008 (tương đương 784 thẻ), tuy nhiên thẻ Master lại giảm 3,4% (tương đương 30 thẻ) cho thấy thẻ Visa vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng tại Việt Nam, Tuy nhiên, đến năm 2010, ta thấy được sự đảo ngược tình thế, thẻ Master tăng 228,2% và thẻ Visa đã giảm 30% so với năm 2009.
Theo báo cáo thường niên hoạt động thẻ năm 2010 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam. Đến cuối năm 2010, tổng số lượng thẻ ghi nợ quốc tế (tích lũy) do VCB Thăng Long phát hành là 446.296 thẻ chiếm 33,5% thị phần – dẫn đầu thị trường thẻ trong nước, đứng thứ hai là NH TMCP Á Châu với 30,4% thị phần tương đương 404.451 thẻ
* Thẻ tín dụng
Bảng 2.11: Số lượng phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế 2008-2010
Đơn vị : thẻ
Năm 2008 2009 2010 Tăng trưởng(%)
Loại thẻ 2009/2008 2010/2009
Amex 62 105 161 69,4 53,3
Visa 82 160 167 95,1 4,4
Master 142 285 261 100,7 -8,4
Nguồn: Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ
Xét về cơ cấu các loại thẻ tín dụng, thẻ Master vẫn là sự lựa chọn của phần lớn khách hàng tại VCB Thăng Long. Năm 2009 số lượng phát hành đạt 285 thẻ, tốc độ tăng trưởng là 100,7% so với năm 2008, Tuy nhiên là đến năm 2010 lại có sự đảo chiều số lượng phát hành giảm 24 thẻ, thẻ Amex phát hành lại tăng mạnh đạt 161 thẻ tăng 56 thẻ so với năm 2009, tăng trưởng đạt 53,3% đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các loại thẻ.
Biểu đồ 2.3: Tổng số thẻ tín dụng quốc tế 2008-2010
Số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2008 - 2010, tổng số lượng thẻ phát hành liên tục tăng. Đặc biệt, năm 2009 số lượng phát hành thẻ của VCB Thăng Long đạt ở mức tăng trưởng cao nhất: 550 thẻ, tăng 92,3% so với năm 2008, trong đó thẻ Master tăng 100,7%, thẻ Visa tăng 95,1%, thẻ Amex tăng 69,4%. Có được điều nay là do Năm 2009, trước những chuyển biến mang chiều hướng tích cực và có dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính năm 2008, phát hành và thanh toán thẻ của VCB Thăng Long nhìn chung đã thu được các kết quả khả quan. Tuy nhiên đến năm 2010, số lượng thẻ tín dụng tăng trưởng chỉ đạt một con số rất thấp là 7,1% so với năm 2009. Do số lượng thẻ Master bị sụt giảm 8,4% (24 thẻ) so với năm 2009 và số lượng thẻ Visa mặc dù có tăng nhưng rất thấp chỉ đạt 4,4%, số lượng tăng trưởng thẻ Amex tăng đáng kể là 53,3% tuy nhiên có dấu hiệu chậm lại.
Năm 2010 đạt mức tăng trưởng thấp lý do là hiện nay thị trường thẻ nội địa đã tương đối bão hòa, một số ngân hàng đang có xu hướng chuyển sang khai thác những dòng sản phẩm quốc tế vẫn nhiều tiềm năng nhưng vì nhiều lý do mà trước đó các ngân hàng vẫn chưa tiếp cận và khai thác. Các đối thủ cạnh tranh với VCB Thăng Long trên thị trường về lĩnh vực thẻ cũng đã phát hành nhiều sản phẩm thẻ có nhiều tính năng ưu việt và điều kiện phát hành thẻ rộng rãi hơn do đó đã thu hút nhiều khách hàng đến phát hành thẻ. Đây là thách thức thật sự với hoạt động phát hành thẻ tín dụng của VCB Thăng Long, đòi hỏi chi nhánh cũng phải nhanh chóng nghiên cứu điều kiện phát hành thẻ, phát triển tính năng, công dụng của các loại thẻ tín dụng nhằm tìm kiếm thị trường và duy trì sự tăng trưởng trong phát hành thẻ quốc tế.
2.2.2.2. Hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long
Biểu đồ 2.8: Doanh số thanh toán thẻ nội địa từ 2008-2010
Nguồn: Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ
Năm 2008, do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới doanh số thanh toán chỉ đạt 2,4 tỷ VNĐ. Năm 2009, tăng trưởng chỉ đạt 5% so với 2008. Đến năm 2010, các chủ thẻ nội địa thực hiện các giao dịch với tổng doanh số đạt 4,58 tỷ VNĐ, bằng 81,7% so với năm 2009 (2,521 tỷ VND).
Như vậy, với định hướng đẩy mạnh việc sử dụng thẻ của khách hàng, gia tăng tỷ lệ thẻ được sử dụng, doanh số thanh toán thẻ ghi nợ nội địa của VCB Thăng Long đã gia tăng rất đáng kể. Việc triển khai dịch vụ thanh toán thẻ trực tuyến bằng thẻ ghi nợ nội địa cũng mở rộng thêm sự lựa chọn cho khách hàng sử dụng thẻ, qua đó kích thích đáng kể doanh số thanh toán loại hình thẻ này. Bên cạnh đó, chính sách trả lương qua tài khoản của Chính phủ theo Chỉ thị 20 (Chỉ thị 20/2007/CT- TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho
đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước) cũng góp phần không nhỏ trong việc gia tăng doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của VCB Thăng Long.
Tuy nhiên, trong tổng doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa, tỷ lệ giao dịch rút tiền mặt vẫn còn rất cao, ở mức gần 74%, thể hiện thói quen rút tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất lớn. Đây cũng chính là một bài toán đòi hỏi các ngân hàng phải có chiến lược chung sức mở rộng mạng lưới ĐVCNT ghi nợ nội địa mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa, qua đó góp phần thực hiện định hướng của Chính phủ về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong năm 2010, VCB đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ như việc tích cực mở rộng mạng lưới ĐVCNT thẻ nội địa trên toàn hệ thống, đẩy mạnh thanh toán thẻ nội địa trực tuyến qua internet, chủ động và đi đầu trong việc thực hiện chương trình kết nối liên thông mạng lưới POS thẻ nội địa, tạo cơ sở để chủ thẻ nội địa của VCB có thể thanh toán thẻ tại POS của các ngân hàng khác và ngược lại, chủ thẻ các ngân hàng khác có thể thanh toán tại POS của VCB. Nhờ đó, trong năm 2010, doanh số thanh toán thẻ nội địa tại ĐVCNT của VCB đạt 565 tỷ VNĐ (đứng thứ hai sau ngân hàng Nông nghiệp với doanh số 824 tỷ VNĐ). Tính đến cuối năm 2010, tuy VCB không còn giữ vị trí số một về số lượng chủ thẻ như các năm trước nhưng xét về doanh số sử dụng các loại thẻ, VCB vẫn tiếp tục khẳng định ưu thế vượt trội và chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu cách biệt với thị phần 23,3% (cao hơn gần 2 lần doanh số của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ngân hàng có số lượng chủ thẻ lớn nhất thị trường với thị phần 18,5%, tương đương 91.630 tỷ VNĐ) (Nguồn: Theo báo cáo thường niên hoạt động thẻ năm 2010 của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam). Đây là một kết quả khả quan trong điều kiện cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường thẻ Việt Nam hiện nay, khi có gần 50 tổ chức tham gia phát hành thẻ và các tổ chức này liên tục thực hiện nhiều chính sách mạnh mẽ để chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là để gia tăng số lượng chủ thẻ.
* Thẻ quốc tế
Bảng 2.12: Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ quốc tế từ 2008-2010
Đơn vị : Triệu VNĐ
chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tăng trưởng(%)
2009/2008 2010/2009 DS thanh toán thẻ QT 5580 25795 72105 362,28 179,53 DS sử dụng thẻ ghi nợ QT 17427 70000 126030 301,68 80,04 DS sử dụng thẻ tín dụng QT 12432 26512 38948 113,26 46,91
Nguồn: Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ
Năm 2008, chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính doanh số thanh toán thẻ quốc tế của chi nhánh chỉ đạt 5580 triệu đồng. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế đều đạt tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2009 tăng chóng mặt đạt con số là 25795 triệu đồng với mức tăng trưởng 362,28% so với doanh số năm 2008. Năm 2010 mức tăng trưởng đạt là 179,53% so năm 2009 do số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh vào năm 2009, 2010.
Với doanh số sử dụng thẻ quốc tế qua các năm cũng tăng lên nhanh chóng. Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế luôn đạt mức cao hơn so với thẻ tín dụng. Cụ thể tăng trưởng năm 2009 của DS sử dụng thẻ ghi nợ đạt 301,68% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 126.030 triệu đồng, trong khi DS sử dụng thẻ tín dụng QT chỉ là 38.948 triệu đồng. Năm 2010 với việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT đồng thời thực hiện nhiều chương trình nhằm khuyến khích chấp nhận thanh toán thẻ, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của số lượng khách quốc tế du lịch đến Việt Nam trong năm du lịch quốc gia kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, các kết quả đó đã góp phần quan trọng đưa doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt mức 72.105 triệu đồng, doanh số sử dụng thẻ quốc tế là 164.978 triệu đồng, góp phần khẳng định vị trí dẫn đầu vượt trội của VCB trên thị trường thẻ Việt Nam với thị phần hơn 50%.
* Thị phần phát hành và thanh toán
Cuối năm 2010, ước tính thị trường thẻ Việt Nam đã có khoảng 28,5 triệu thẻ đã phát hành. Đến thời điểm này, số liệu mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố đã là trên 34 triệu thẻ từ 51 tổ chức phát hành và hơn 240 thương hiệu thẻ. Tốc độ tăng
trưởng gần 20% sau 6 tháng là một kết quả ấn tượng so với các lĩnh vực hoạt động khác của các ngân hàng thương mại.
Với phương châm luôn đồng hành cùng khách hàng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và chi tiêu, trong năm 2010, Vietcombank tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ quốc tế với hơn 33% thị phần phát hành thẻ ghi nợ và gần 30% thị phần thẻ tín dụng. Những nỗ lực gìn giữ và phát triển khách hàng của Vietcombank để đạt được kết quả trên đã được các TCTQT đánh giá cao. Với giải thưởng “Top card issuer by marketshare” (Ngân hàng hàng đầu phát hành thẻ) do TCTQT Visa trao tặng và giải thưởng “Best promotion program” (Ngân hàng thúc đẩy khách hàng sử dụng thẻ tốt nhất) do TCTQT Mastercard trao tặng, Vietcombank một lần nữa khẳng định uy tín đối với các TCTQT, các khách hàng đã, đang và sẽ tiếp tục lựa chọn sản phẩm thẻ của Vietcombank để sử dụng.
Không chỉ dừng lại đó, với mạng lưới ĐVCNT và mạng lưới ATM rộng khắp tạo điều kiện tối đa cho khách hàng sử dụng thẻ, dịch vụ thanh toán thẻ của