2. Thể chế hành chính nhà nước
2.1. Khái niệm thể chế và thể chế hành chính nhà nước
2.1.1. Thể chế
Thể chế có thể hiểu là những quy tắc, những quy định, những quy chế, những nội dung được ban hành chính thức bằng văn bản hoặc khơng chính thức để điều chỉnh, can thiệp vào mọi mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội nhằm bảo đảm cho những mối quan hệ đó phát triển theo những chủ đích đã định trước.
Thể chế trong hệ thống bộ máy nhà nước là hệ thống những quy định luật lệ của một chế độ xã hội nhất định buộc mọi người phải tuân theo. Như vậy, thể chế gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Ví dụ: thời phong kiến, những quy định cho người từ 18 tuổi trở lên phải nộp thuế thân mà nó bắt buộc mọi người phải tn theo, đó chính là thể chế trong thời kỳ phong kiến.
Trong lịch sử nhân loại đã tồn tại năm hình thái kinh tế - xã hội (nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa), mỗi hình thái đó lại phân chia thành những thể chế cụ thể như: thể chế chính trị, thế chế kinh tế, thể chế văn hoá, thể chế nhà nước.
2.1.2. Thể chế hành chính nhà nước
Thể chế hành chính nhà nước là một hệ thống gồm Luật, các văn bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước,
một mặt là thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật; mặt khác là các quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong các cơ quan hành chính nhà nước. Thể chế hành chính nhà nước là tồn bộ các yếu tố cấu thành hành chính nhà nước để hành chính nhà nước hoạt động quản lý nhà nước một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu của quốc gia.