2. Vấn đề cải cách hành chính
2.2. Mối quan hệ giữa cải cách hành chính với các cải cách khác
Cải cách hành chính trước hết có mối quan hệ mật thiết với cải cách kinh tế, cải cách về cơ cấu, chế độ sở hữu, cải cách bộ máy điều hành kinh tế. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự thay đổi vai trò của nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành chính. Nhà nước phải tránh bao biện, làm thay mà thơng qua nền hành chính của mình, định hướng phát triển, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và điều tiết có hiệu quả nền kinh tế quốc dân. Để làm được điều đó, một mặt, nhà nước phải tự điều chỉnh tổ chức và phương thức quản lý thích ứng với nền kinh tế thị trường. Nền hành chính phải cải cách cho phù hợp với cơ cấu và cơ chế kinh tế mới. Mặt khác, nhà nước phải chủ động tác động vào nền kinh tế thị trường để phát huy những yếu tố tích cực, phịng chống những yếu tố tiêu cực, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật, bảo đảm tiến bộ và cơng bằng xã hội.
Cải cách hành chính có mối quan hệ với cải cách pháp luật và tư pháp. Cải cách hành chính cần được đảm bảo bằng một hệ thống pháp luật, chứ không thể tiến hành tuỳ tiện. Bởi vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, với chi phí tuân thủ thấp, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, cải cách hành chính thật sự có hiệu quả khi cải cách tư pháp được đẩy mạnh. Cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng, uy tín trong hoạt động xét xử; xây dựng hệ thống xét xử chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hồn thành trọng trách bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của tổ chức, cá nhân. Để đạt được mục tiêu trên, cần tập trung vào một số nội dung cải cách sau đây: thực hiện tốt nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch và tạo thuận lợi cho nhân dân tiếp cận thông tin tư pháp; thực hiện tốt ngun tắc xét xử cơng bằng, bình đẳng, bảo đảm tranh tụng; đổi mới chế định tham gia của nhân dân vào quá trình xét xử; đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ thi cử, bổ nhiệm thẩm phán, đề cao kỷ cương, kỷ luật công vụ; xây dựng thiết chế bảo đảm sự tơn trọng và bảo vệ tịa án; bảo đảm hợp lý chế độ, chính sách đối với cán bộ tòa án; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử; xây dựng toà án điện tử.