Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính

Một phần của tài liệu Giáo trình hành chính học (Trang 68 - 71)

1. Quyết định hành chính

1.6. Quy trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định hành chính

1.6.1. Quy trình ban hành quyết định hành chính

trải qua các giai đoạn chính sau đây:

- Sáng kiến ban hành quyết định: đây được coi là khâu đầu tiên của việc ra quyết định, tuy nhiên, ở khâu này còn phụ thuộc vào các loại quyết định khác nhau để có những thao tác khác nhau. Ví dụ, sáng kiến để ban hành quyết định chủ đạo khác với sáng kiến ra quyết định quy phạm.

- Dự thảo quyết định: đây là giai đoạn tiếp theo của sáng kiến ban hành quyết định song lại là một khâu rất quan trọng, bởi lẽ ở giai đoạn này, mục đích của quyết định được thể hiện trong nội dung của dự thảo mà việc dự thảo từng loại quyết định không giống nhau.

- Trình dự thảo: đây là khâu đánh giá quyết định hành chính cả về hình thức lẫn nội dung, việc đánh giá này phải thuộc về chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc đánh giá một quyết định bao giờ cũng kèm theo việc thông qua hoặc không thông qua dự thảo quyết định, việc đánh giá một quyết định hành chính càng khơng thể đánh giá một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên những quy định của pháp luật đối với từng loại quyết định.

- Truyền đạt quyết định: về thực chất thì đây là việc đăng tải quyết định hành chính trên các phương tiện thơng tin đại chúng bằng một số hình thức khác nhằm thơng tin đến các đối tượng thi hành. Việc đánh giá tính khả thi của quyết định phụ thuộc phần lớn vào đối tượng thi hành. Chính vì vậy, việc truyền đạt quyết định rất có ý nghĩa đối với việc thực thi quyết định. Việc truyền đạt quyết định đến với đối tượng cũng khác nhau. Ví dụ, việc truyền đạt một quyết định quy phạm khác với việc truyền đạt một quyết định cá biệt hoặc việc truyền đạt một quyết định của Thủ tướng Chính phủ khác với việc truyền đạt một quyết định của Uỷ ban nhân dân.

1.6.2. Tổ chức thực hiện quyết định hành chính

- Triển khai, tổ chức lực lượng thực hiện quyết định. Triển khai quyết định đến đối tượng quản lý bằng phương tiện nhanh nhất, theo con đường ngắn nhất, tránh qua những nấc trung gian không cần thiết.

Khi nhận được quyết định, các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể, năng lực thực tế của ngành, địa phương cơ quan mình. Để tổ chức thực hiện quyết định thành cơng, có một số yếu tố mang tính chất quyết định cần lưu ý, đó là sự ủng hộ của các nhà chính trị, các cơ quan chính quyền, cơng dân và các nhóm lợi ích; nguồn tài chính đầy đủ; năng lực lãnh đạo quản lý; sự rõ ràng trong mục tiêu của quyết định; bộ máy hành chính hiệu lực, hiệu quả. Các cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện quyết định cần phải nhận thức rõ cấc yếu tố này để từ đó tối đa hoá các yếu tố nhằm thực hiện quyết định một cách tốt nhất.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức, cá nhân thực hiện quyết định. Nguyên tắc là phân cơng cho bộ phận thì theo chức năng, phân cơng cho cá nhân thì theo khả năng với phương châm hợp lý và tiết kiệm. Lựa chọn các phương tiện phù hợp để thực hiện quyết định như các công cụ kinh tế, các văn bản hướng dẫn thực thi, các dự án, chương trình.

- Khi tổ chức thực hiện quyết định cần chú ý:

Tuỳ từng tính chất và nội dung, thời gian, điều kiện cụ thể và đối tượng điều chỉnh của quyết định quản lý hành chính nhà nước mà các nhà hành chính có thể lựa chọn áp dụng một trong các phương pháp sau:

+ Áp dụng đại trà: nghĩa là quyết định được thực hiện rộng rãi trong toàn bộ phạm vi đối tượng, lĩnh vực cần điều chỉnh.

+ Áp dụng thí điểm: nghĩa là quyết định được thực hiện thí điểm ở một số đối tượng, ở một số nơi để rút kinh nghiệm, sau đó mới sơ kết, tổng kết để triển khai tới toàn bộ đối tượng, phạm vi của quyết định.

- Trong quá trình thực hiện quyết định, khó tránh khỏi những sai lệch so với những mục tiêu đã định, có thể do tình thế có những biến động bất thường khơng lường trước được hoặc do quyết định khơng đúng lúc, khơng chính xác. Do đó, phải tăng cường cơng tác phản hồi đối với quyết định để từ đó có những điều chỉnh kịp thời như sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ và

thay thế bằng quyết định mới. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng những quyết định khơng được thi hành, có trục trặc trong tổ chức thực hiện để xác định khiếm khuyết ở nội dung hay ở cách thức tổ chức thực hiện. Chỉ nên điều chỉnh quyết định khi nó trái với quy luật, bất hợp pháp, bất hợp lý trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng, khách quan, khoa học; tránh tình trạng sửa đổi quyết định nhiều lần có thể gây tâm lý khơng ổn định, giảm lòng tin của cấp dưới, của người thực hiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình hành chính học (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)