Phân loại quyết định hành chính

Một phần của tài liệu Giáo trình hành chính học (Trang 63 - 66)

1. Quyết định hành chính

1.4. Phân loại quyết định hành chính

1.4.1. Căn cứ vào tính chất pháp lý

Dựa vào tính chất pháp lý, quyết định hành chính được chia thành quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.

- Quyết định chủ đạo: là loại quyết định mà các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đưa ra những chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về quản lí hành chính đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định. Chính vì vậy mà thẩm quyền ra các quyết định chủ đạo này thường thuộc về những chủ thể có vị trí quan trọng trong hệ thống hành chính, về hình thức thì những quyết định thuộc loại này thường là những nghị quyết.

mang tính đặc trưng của các chủ thể được sử dụng quyền hành pháp, bởi lẽ một trong những biểu hiện của quyền hành pháp đó là hoạt động lập quy. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể trong hệ thống hành chính nhà nước sẽ ban hành những quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lí xã hội trong từng lĩnh vực, vì vậy quyết định quy phạm có ý nghĩa và vai trị rất đặc biệt trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung, vãn bản hành chính nói riêng. Với nội dung là những quy tắc xử sự, xác định các quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, quyết định quy phạm tạo ra một khn khổ pháp lí, trong đó các chủ thể của pháp luật hành chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Quyết định quy phạm được nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau ban hành với những hình thức, nội dung và mục đích khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì Chính phủ ra các quyết định quy phạm dưới hình thức là những nghị định; Thủ tướng Chính phủ ra quvết định quy phạm với hình thức là những quyết định, chỉ thị; bộ trưởng ra quyết định, chỉ thị; Uỷ ban nhân dân các cấp ra quyết định, chỉ thị.

- Quyết định cá biệt: trên cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có các quyết định này mà pháp luật được thi hành. Vốn dĩ là loại quyết định để áp dụng quy phạm pháp luật vì thế nó có đặc trưng riêng, ví dụ như nó được áp dụng một lần, cho một hoặc một số đối tượng nhất định.

Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quvết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước, chính vì vậy mà quyết định cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm đứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

Dựa vào căn cứ này chúng ta có các loại quyết định sau: - Quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

+ Căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là những nghị quyết, nghị định.

+ Căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là các quyết định và chỉ thị.

- Quyết định hành chính của các Bộ và cơ quan ngang bộ

Theo quy định của pháp luật thì Bộ là cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền chun mơn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh vực chuyên mơn do mình quản lí. Để thực hiện quyền lực đó, người đứng đầu mỗi Bộ, cơ quan ngang bộ đều có quyền ra các quyết định hành chính dưới hình thức là những quyết định, chỉ thị và thông tư.

- Quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân

Ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định được quyền ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cũng có quyền ban hành quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị nhưng đó chỉ là những quyết định cá biệt. Ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân gồm các sở, phòng, ban với tư cách là cơ quan giúp việc về chuyên môn cho Uỷ ban nhân dân được quyền ra các quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị (quyết định cá biệt). Hiện nay, số lượng các quyết đinh loại này cũng rất nhiều.

- Quyết định hành chính liên tịch

Đây là loại quyết định khác với những loại quyết định trên về chủ thể ra quyết định. Các loại quvết định trên chỉ do một chủ thể duy nhất ban hành để thực hiện quyền lực nhà nước cịn quyết định hành chính liên lịch được ban hành bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, thậm chí cịn có cả sự phối hợp của tổ chức xã hội. Dĩ nhiên, những loại quyết định loại này không nhiều so với những quyết định trên. Quyết định hành chính liên tịch có hình thức là những thơng tư liên lịch, nghị quyết liên lịch.

1.4.3. Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh, thời gian có hiệu lực, hình thức thể hiện

- Căn cứ tính chất mệnh lệnh: có quyết định hành chính cho phép, có quyết định hành chính cấm làm một việc gì đó, hoặc quyết định hành chính điều chỉnh, sửa đổi một quyết định hành chính đã ban hành nào đó.

- Căn cứ theo thời gian có hiệu lực: quyết định có hiệu lực lâu dài, quyết định có hiệu lực trong thời gian nhất định, quyết định có hiệu lực một lần.

- Căn cứ theo hình thức thể hiện: quyết định hành chính đa số được ban hành dưới dạng văn bản, nhưng cũng có một số quyết định hành chính được ban hành bằng lời, trường hợp này được thực hiện trong những trường hợp cấp bách cần được giải quyết, xử lý ngay để đảm bảo tính kịp thời của các quyết định hành chính (hoả hoạn, lũ lụt, chiến tranh...); quyết định thể hiện dưới dạng ký hiệu, biển báo, tín hiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình hành chính học (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)