1.1. Quan niệm chung đối với việc kiểm soát nền hành chính nhà nước
1.1.1. Khái niệm kiểm sốt nền hành chính nhà nước
Hoạt động hành chính nhà nước là một hoạt động thực thi quyền lực quản lý đối với bộ máy nhà nước nói chung và nền hành chính nhà nước nói riêng. Hoạt động đó chủ yếu dựa trên hệ thống luật pháp của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành các mối quan hệ xuất hiện trong đời sống xã hội theo nguyên tắc quyền lực phục tùng. Bởi vậy, việc kiểm sốt đối với nền hành chính nhà nước phải được đặt ra và có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo cho các cơ
quan hành chính nhà nước thực hiện đúng pháp luật, tránh hiện tượng lạm dụng quyền lực.
Kiểm sốt nền hành chính nhà nước là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của nhà nước và xã hội nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong quản lý nhà nước; đó được coi là tổng thể những phương tiện, tổ chức, pháp lý do các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cơng dân thơng qua các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của cơng dân, lợi ích của nhà nước và của toàn xã hội. Đối tượng của hoạt động kiểm sốt là mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước (1).
1.1.2. Sự cần thiết kiểm soát nền hành chính nhà nước
Đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, kiểm sốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm các hoạt động hành chính nhà nước đúng pháp luật hướng tới việc phục vụ các quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức trong xã hội.
Kiểm sốt đảm bảo bộ máy hành chính nhà nước chấp hành chính xác các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước bằng quyền lực nhà nước. Bản chất của quyền lực dễ bị người khác lạm dụng, do đó để tránh lạm quyền thì cần thiết phải kiểm sốt đối với các chủ thể hành chính nhà nước.
Kiểm sốt đối với hành chính nhà nước là phương thức quan trọng bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước phải quản lý các đối tượng của mình bằng pháp luật và theo pháp luật.
Kiểm sốt nhằm mục đích bảo đảm kỷ luật trong quản lý nhà nước. Việc không bảo đảm kỷ luật sẽ dẫn tới tình trạng vơ tổ chức, trì trệ trong hoạt động của tổ chức, làm giảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hệ thống hành chính là hệ thống thứ bậc chặt chẽ được thực hiện bởi các đội ngũ cán bộ,
cơng chức. Do đó, để đảm bảo tính trật tự, tính kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước cần có sự kiểm sốt của cơ quan cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên.
Kiểm sốt nhằm bảo đảm vai trị lãnh đạo của Đảng đối với hành chính nhà nước. Hoạt động của nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng bị chi phối mạnh mẽ của các mục tiêu chính trị.
Nền hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ nhân dân, cung cấp các dịch vụ cơng cho nhân dân. Vì vậy cần có sự kiểm sốt của nhân dân đối với hoạt động hành chính nhà nước để nó thực sự trở thành cơng bộc của dân.
Hoạt động hành chính nhà nước được tài trợ bởi ngân sách nhà nước. Các chủ thể hành chính nhà nước có quyền huy động, khai thác, sử dụng các nguồn lực quốc gia. Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý, tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực đó cần có sự kiểm sốt của các cơ quan tài chính quốc gia.
1.2. Các hoạt động kiểm sốt đối với nền hành chính nhà nước
1.2.1. Giám sát
Giám sát là sự tác động quyền lực của hệ thống này lên hệ thống khác nhằm chấn chỉnh những lệch lạc, trái pháp luật, bảo đảm nghiêm minh trong chấp hành pháp luật và đưa ra các biện pháp tác động tích cực để buộc hoặc hướng đối tượng theo đúng quy định nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn.
Thông qua hoạt động giám sát, các cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền lực nhà nước một cách thường xuyên và trực tiếp chỉ đạo cũng như kiểm tra mọi mặt các hoạt động của các cơ quan hành chính khác cùng cấp. Qua việc giám sát này, các cơ quan quyền lực nhà nước có thể phát hiện ra những yếu kém, khuyết điểm trong công tác tổ chức và hoạt động cũng như những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật và thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Dựa vào những cơ sở đã đạt được, cơ quan quyền lực nhà nước kịp
thời đề ra những biện pháp thích hợp và thực hiện trong thời gian cụ thể để khắc phục những khó khăn và tồn tại ấy.
Chủ thể giám sát đối với hành chính nhà nước: cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội, công dân.
Quan hệ giám sát chủ yếu được thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
Hình thức giám sát: theo dõi việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, các chương trình, kế hoạch của đối tượng giám sát; xem xét các báo cáo của đối tượng giám sát; xem xét các văn bản do các đối tượng giám sát ban hành; xem xét việc trả lời chất vấn của đối tượng giám sát.
1.2.2. Thanh tra
Thanh tra là hình thức hoạt động kiểm sốt của cơ quan thanh tra nhà nước và ban thanh tra nhân dân để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Thanh tra là xem xét đánh giá hoạt động của các đối tượng trong việc thực hiện các quy định và đưa ra kết luận, kiến nghị và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm.
Mục đích của hoạt động thanh tra nhằm phịng ngừa, phát hiện, xử lí vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thanh tra do thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước đặt ra, hoạt động với tư cách là cơ quan chức năng giúp thủ trưởng cùng cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cơ quan thanh tra có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, trách nhiệm, kỉ luật, xử lí vi phạm hành chính. Đối tượng thanh tra là các cơ quan, cá nhân thuộc quyền quản lí trực tiếp.
1.2.3. Kiểm tra
Kiểm tra là hoạt động kiểm soát của cơ quan hay cá nhân cấp trên đối với cơ quan hay cá nhân cấp dưới hoặc kiểm soát của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện đối với những cơ quan khơng trực thuộc mình về tổ chức trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý về ngành, lĩnh vực mình quản lý thống nhất trên phạm vi tồn quốc. Cũng có thể thực hiện việc kiểm tra đối với thực hiện một quyết định hành chính nào đó.
Kiểm tra của Đảng đối với hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Đây là hoạt động kiểm tra của Đảng với tư cách là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo tồn bộ hệ thống chính trị của nước ta.
Kiểm tra của Đảng được thơng qua bằng các hình thức như Đại hội, Hội nghị để quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Nhà nước nói chung và hệ thống hành chính nhà nước nói riêng có trách nhiệm tổ chức điều hành việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó.
Đảng cử những người đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực trực tiếp phụ trách các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Thơng qua những người đảng viên này để kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước. Tất cả những đảng viên được giao trách nhiệm quản lý các cơ quan hành chính nhà nước đều phải tuân theo pháp luật và dựa vào pháp luật để điều hành tồn bộ nền hành chính nhà nước.