2. Thể chế hành chính nhà nước
2.4. Nội dung cơ bản của thể chế hành chính nhà nước
2.4.1. Quản lý về kinh tế
Thể chế hành chính nhà nước tạo ra những tiền đề căn bản để giải phóng mọi năng lực sản xuất, kinh doanh và làm ăn hợp pháp, làm giàu cho chính mình và xã hội; tạo ra những bước phát triển kinh tế một cách ổn định và vững chắc, nâng cao đời sống của nhân dân toàn xã hội; tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thể chế hành chính nhà nước quản lý về mặt kinh tế tập trung vào các nội dung chủ yếu: hệ thống văn bản pháp quy về các mặt hoạt động kinh tế trong nước và quan hệ đối ngoại; chiến lược, kế hoạch phát triển có tính định hướng, chính sách, tạo mơi trường và hành lang kinh doanh thuận lợi và có trật tự (2).
Thể chế mang tính ngăn ngừa, trọng tài, xử phạt đối với các hoạt động bất hợp pháp. Nhà nước sử dụng thể chế hành chính nhà nước để quản lý hoạt động kinh tế và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch, đảm bảo tái sản xuất nền kinh tế quốc dân nhằm mục đích vì lợi ích chung của tồn xã hội, tập thể người lao động và chính bản thân họ. Đồng thời,
qua đó tạo ra những cơ hội để sử dụng có hiệu quả vốn, sức lao động, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân.
2.4.2. Quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ
Quản lý và điều hành tài sản quốc gia và tài nguyên đất nước, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Quản lý và điều hành thuế, nguồn thu tài chính quan trọng nhất đại diện cho lợi ích xã hội và quyền lợi của giai cấp. Quản lý và điều hành thuế, nguồn thu tài chính quan trọng nhất đại diện cho lợi ích xã hội và quyền lợi của giai cấp.
Quản lý và điều hành chặt chẽ các nguồn thu chủ yếu của ngân sách, hạn chế lãng phí, chống lãng phí trong đó chú trọng đến những văn bản có liên quan về việc chi trong nước, chi trả nợ, chi điều tra phát triển. Quản lý và điều hành các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Quản lý tập trung thống nhất ngân sách nhà nước nhưng đồng thời thực hiện sự phân cấp quản lý ngân sách như luật ngân sách đã quy định.
2.4.3. Quản lý và sử dụng lực lượng lao động xã hội
Bộ Luật lao động là nền tảng và cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý và sử dụng lực lượng lao động của toàn xã hội một cách hợp lý; đảm bảo cho mọi người dân có sức lao động, có khả năng lao động tham gia vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ không bị pháp luật cấm, tạo nguồn thu nhập cho chính bản thân mình, góp phần nâng cao mức sống của cá nhân, của cộng đồng; góp phần giải quyết triệt để tiềm năng lao động phù hợp với có chế thị trường.
2.4.4. Quản lý về trật tự an toàn xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế
Đảm bảo đồn kết thống nhất, khơng chia đảng phái để ổn định chính trị, tập trung xây dựng đất nước, để liên kết khối đại đoàn kết dân tộc chống các thế lực bên ngoài can thiệp; quản lý về hoạt động tôn giáo; quản lý về khiếu nại, tố cáo của công dân để đảm bảo cho các khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân được giải quyết kịp thời.
Giáo dục và đào tạo là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn lực con người. Để giáo dục và đào tạo phát triển đúng hướng nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước. Sự quản lý nhà nước nói chung có cơ sở pháp lý là thể chế hành chính nhà nước. Sự quản lý về giáo dục và đào tạo vì vậy mà có cơ sở pháp lý là thể chế hành chính nhà nước về giáo dục, đào tạo. Trong thực tiễn, quản lý giáo dục dựa trên hệ thống thể chế bao gồm: các thể chế liên quan đến ngành học, bậc học; những thể chế quy định về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; các thể chế liên quan đến việc thành lập các cơ sở; hệ thống thể chế qui định chương trình, nội dung đào tạo chuẩn; hệ thống thể chế về các vấn đề liên quan đến đội ngũ làm công tác giảng dạy; hệ thống thể chế liên quan đến sử dụng ngân sách nhà nước cho phát triển hệ thống giáo dục.
Y tế là lĩnh vực có vai trị quan trọng đối với mỗi quốc gia. Do vậy với tính chất quản lý toàn diện, nhà nước nào cũng phải quản lý về y tế. Thể chế hành chính để quản lý nhà nước các hoạt động y tế là một hệ thống bao gồm: hệ thống pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ y tế và các hoạt động có liên quan; chính sách phát triển y tế cơng, y tế cộng đồng thơng qua các chương trình bảo vệ sức khoẻ nhân dân; đầu tư cho y tế từ ngân sách nhà nước và huy động các loại nguồn tài trợ; các qui định về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về chăm sóc sức khoẻ nhân dân (2).