Tình hình tài chính chủ yếu của cơng ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí thái bình (Trang 41 - 47)

Bảng 2.1: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động năm 2012-2013

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 So sánh trong năm 2013

Chênh lệch Tỷ lệ (%) I. Nguồn vốn lưu động thường xuyên

hay vốn lưu động thuần (NWC) 9,438,741,657 5,296,402,197 4,159,773,892 4,142,339,460 78.21

1. Tài sản ngắn hạn 10,324,907,115 9,574,600,311 8,058,018,235 750,306,804 7.84

2. Nợ ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29

II. Nhu cầu vốn lưu động 5,941,487,589 2,939,045,494 2,040,619,948 3,002,442,095 102.16

1. Hàng tồn kho 2,827,430,705 3,973,675,985 2,383,637,027 (1,146,245,280) -28.85

2. Các khoản phải thu ngắn hạn 4,000,222,342 3,243,567,623 3,555,227,264 756,654,719 23.33 3. Các khoản phải trả ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29

a. Nợ ngắn hạn 886,165,458 4,278,198,114 3,898,244,343 (3,392,032,656) -79.29

b. Vay và nợ ngắn hạn - - - - -

Nguồn vốn lưu động thường xuyên hay vốn lưu động thuần (NWC) tăng qua các năm, đến cuối năm 2013 đạt 9,438,741,657 VNĐ tăng 4,142,339,460 VNĐ (78.21%) so với vốn lưu động thuần tại thời điểm cuối năm 2012 đây là mức tăng rất cao trong năm 2013, chứng tỏ doanh nghiệp đã huy động một lượng lớn nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn, chính sách tài trợ của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và được điều chỉnh theo xu hướng đem lại sự ổn định an toàn trong ngắn hạn nhưng các nhà quản trị cần phải cân nhắc về tính hiệu quả trong sử dụng nguồn tài trợ.

Các nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động thuần: do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn cuối năm 2013 so với cuối năm 2012 đã tăng 750,306,804 VNĐ (7.84%). Nhưng biến động lớn nhất phải kể tới sự thay đổi của nợ ngắn hạn trong năm 2013 khi nợ ngắn hạn cuối năm 2013 giảm 3,392,032,656 VNĐ tương ứng giảm 79.29%. Như vậy nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là khá dồi dào, doanh nghiệp đang dùng để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Cũng phải nói thêm rằng nguồn vốn dài hạn ở đây chủ yếu là vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ và nguồn vốn dài hạn tài trợ cho hầu hết tài sản ngắn hạn. Mặt khác, nợ dài hạn của doanh nghiệp là phải trả dài hạn khác có chi phí sử dụng vốn thấp hơn vay dài hạn qua đó thấy được chi phí sử dụng vốn trong dài hạn sẽ ít có sự biến động và ở mức thấp nếu doanh nghiệp vẫn duy trì chính sách tài trợ như hiện tại.

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết đều tăng dần qua từng năm đặc biệt cuối năm 2013 nhu cầu vốn lưu động là 5,941,487,598 VNĐ tăng 3,002,442,095 VNĐ so với cuối năm 2012 tương ứng tăng 102.16%. Nguyên nhân có sự biến động mạnh như trên là do hàng tồn kho giảm 1,146,245,280 VNĐ (28.85%). Mặc dù vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng từ các đối tác tăng 756,654,719 VNĐ (23.33%) nhưng nguồn vốn chiếm dụng

được từ khách hàng giảm mạnh 3,392,032,656 VNĐ (79.29%) làm cho khả năng tự cân đối bên trong giữa nhu cầu tài trợ tạm thời và nguồn vốn chiếm dụng giảm đi rất nhiều. Nhưng việc nguồn vốn dài hạn dồi dào đặc biệt là vốn chủ sở hữu cung với sự giảm mạnh của hàng tồn kho và nợ ngắn hạn thì việc tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động vẫn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2013)

ĐVT: VNĐ

Sử dụng tiền Số tiền

Tỷ trọng

(%) Diễn biến nguồn tiền Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tăng tiền và tương đương

tiền 1,048,915,887 13.95 Tăng phải trả người bán 1,448,134,941 19.25

Tăng phải thu khách hàng 950,746,750 12.64 Tăng thuế và các khoản phải nộp nhà

nước 109,361,296 1.45

Tăng các khoản phải thu

khác 155,051,278 2.06 Tăng phải trả nội bộ 316,034,154 4.20

Tăng tài sản ngắn hạn khác 90,981,478 1.21 Tăng phải trả dài hạn khác 212,310,000 2.82

Tăng tài sản dài hạn khác 10,000,000 0.13 Giảm trả trước cho người bán 98,716,822 1.31

Giảm người mua trả tiền

trước 4,000,000 0.05

Tăng dự phịng phải thu ngắn hạn khó

địi 250,426,487 3.33

Giảm chi phí phải trả 70,643,850 0.94 Giảm hàng tồn kho 1,146,245,280 15.24

Giảm các khoản phải trả,

phải nộp ngắn hạn khác 5,190,919,197 69.02 Giảm phải thu dài hạn của khách hàng 80,985,149 1.08 Tăng dự phịng phải thu dài hạn khó

Về sử dụng tiền: qua bảng trên ta thấy quy mô sử dụng tiền của công ty trong năm 2013 đã tăng 7,521,258,440 VNĐ so với đầu năm . Trong đó, chủ yếu là tăng tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng 13.95%, tăng phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng 12.64% và giảm các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn chiếm 69.02%. Tuy có sự tăng lên của phải thu khách hàng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sử dụng tiền, chiếm phần lớn là giảm các khoản phải trả phải nộp khác và tăng tiền và tương đương tiền. Như vậy có thể thấy được doanh nghiệp chưa muốn mở rộng quy mơ sản xuất, chính sách tài chính cơng ty muốn duy trì ở mức an tồn cao nhất. Nhưng với tiềm năng phát triển của ngành đồ uống, dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực của Việt Nam 2014 cùng với việc lạm phát ở mức thấp, lãi suất thị trường giảm thì đây được đánh giá là chưa hợp lý, chưa tận dụng được thời cơ để vươn lên phát triển.

Về nguồn tiền: Một phần chủ yếu từ tăng khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng 29.31% đây là điều cần thiết để dự tính đầu tư TSCĐ trong tương lai, tăng phải trả người bán chiếm tỷ trọng 19.25%, giảm hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 15.24% được đánh giá là hợp lý vì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp an tồn, tăng khoản phải trả người bán là khi đó doanh nghiệp chiếm dụng được một khoản, nhưng cũng cần xem xét yếu tố chi phí sử dụng vốn. Yếu tố đầu vào của sản xuất được dự báo ít có sự biến động mạnh nên doanh nghiệp khơng cần thiết phải tăng cường tích trữ ngun vật liệu, nên duy trì ở mức ổn định hợp lý với nhu cầu sản xuất nhằm giảm chi phí liên quan đến hàng tồn kho.

Kết luận: chính sách tài trợ của doanh nghiệp biến động theo

hướng an toàn ổn định với việc giảm khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, mặt trái của nó se làm giảm quy mô vốn kinh doanh. Trong bối cảnh thị trường đầy tiềm năng nhưng đang canh tranh khốc liệt, gần đây nhất là thương vụ mua 5,144,460 cổ phiếu của Công ty cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo với tổng số

tiền gần 438,4 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Masan Consumer tại Vĩnh Hảo lên mức 63,5%. Rõ ràng các đối thủ cạnh tranh trong ngành đang có những bước đi nhất định trong việc mở rộng quy mô kinh doanh nhằm từng bước thống lĩnh thị trường vì vậy doanh nghiệp cần phải chủ động nẵm giữ thị trường mình đang có, đầu tư mở rộng quy mơ, thay thế TSCĐ bằng các thiết bị hiện đại nhằm cắt giảm chi phí sản xuất duy trì mức sản xuất ổn định.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí thái bình (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)