.Đánh giá tình hình cơng nợ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải văn hoa (Trang 48)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn luôn tồn tại do việc phát sinh các quan hệ kinh tế giữa công ty với các đối tượng như nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp.... Phân tích tình hình cơng nợ sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào, và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao.

Để đánh giá tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn của cơng ty ta sử dụng bảng phân tích quy mơ cơng nợ và bảng tính tốn các chỉ tiêu phản ánh tình hình cơng nợ.

Về khái quát, quy mơ các khoản phải trả có xu hướng tăng dần từ đầu năm 2013 đến cuối năm 2014, ngược lại quy mơ các khoản phải thu lại có xu hướng giảm. Tuy nhiên quy mô nợ phải thu của công ty luôn lớn hơn nợ phải trả rất nhiều, điều này chứng tỏ công ty vẫn bị chiếm dụng nhiều hơn là đi chiếm dụng được. Nhưng cũng có thể thấy tình hình này đang dần được cải thiện dần thông qua tốc độ giảm mạnh của các khoản phải thu, cũng như sự giảm mạnh của nợ phải trả

Về tình hình bị chiếm dụng vốn. Từ đầu năm 2013 đến cuối năm 2013

các khoản phải thu có tăng 1409 triệu đồng nhưng từ đầu năm 2014 thì tổng các khoản phải thu chiếm khoảng 15.786 triệu đồng đến cuối năm 2014 con số này đã giảm khoảng 3910 triệu đồng xuống cịn 11876 triệu đồng. Trong đó tất cả là khoản phải thu khách hàng đã giảm đi nhiều, cho thấy chính sách thu hội nợ của cơng ty đanh được thực hiện khá hiệu quả, phải thu giảm mạnh là do cuối năm công ty đã thu được các khoản tiền bảo hành cơng trình và các khoản nợ phải thu khó địi.

Hệ số các khoản phải thu giảm và hệ số thu hồi nợ tăng là tiến hiệu tốt đối với công ty. Tuy nhiên hệ số phải thu cũng như hệ số thu hồi nợ vẫn còn rất cao so với các công ty cùng ngành nên cơng ty phải xem xét lại chính sách bán hàng. Bên cạch đó do đặc trương của ngành xây dựng là luôn bị giữ lại tiền bảo hành nên làm cho khoản phải thu của công ty lớn.

Hệ thu hồi nợ năm 2013 là 6.59 lần tương ứng với kỳ thu hồi nợ là 54.62 ngày, còn năm 2014 là 8.61 lần tương ứng với kỳ thu hồi nợ là 71.51 ngày. Hệ số thu hồi nợ năm 2014 so với năm 2013 tăng 2.08 lần do doanh thu của cơng ty thì tăng trong khi đó thì các khoản phải thu lại giảm cho thấy cơng tác

thu hồi nợ của công ty đang đi theo chiều hướng rất tích cực, giảm rủi ro về nợ xấu nợ khó địi.

Về tình hình đi chiếm dụng vốn.

Từ đầu năm 2013 đến cuối năm 2014 thì nguồn vốn đi chiếm dụng được đều tăng dần. Cụ thể từ đầu năm 2013 đến cuối năm 2013 nguồn vốn đi chiếm dụng được tăng 243 triệu đồng còn từ cuối 2013 đến cuối 2014 thì tăng 761 triệu đồng gần gấp 3 lần so với năm 2013. Các khoản phải trả năm 2013 tăng thì chủ yếu do thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng, điều này có thể do trong năm tài chính cơng ty chưa kịp thanh toán thuế đúng hạn cho nhà nước. Trái lại với 2013 thì trong năm 2014 các khoản phải trả tăng chủ yếu là do tăng phải trả cho người bán (tăng 1443 triệu đồng) trong khi đó thì thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lại giảm 760 triệu đồng. Cùng với việc tồn kho hàng hóa tăng cho thấy cuối năm 2014 công ty đã tăng việc mua vào các hàng hóa tồn kho mà chưa cần phải thanh toán cho nhà cung cấp.

Hệ số các khoản phải trả tăng 0.094 lần là do các khoản phải trả tăng với tốc độ (18.38%) lớn hơn tốc đọ tăng của tài sản (4.85%), từ đó làm cho thấy cơng ty đang tăng huy động vồn chiếm dụng, giảm nhu cầu tài trợ, giảm chi phí sử dụng vốn.

Hệ số hồn trả nợ năm 2013 là 18.03 lần cho biết trong kỳ các khoản phải trả của công ty quay được 18.03 vòng, còn năm 2014 quay được 20,29 vịng. Hệ số hồn trả nợ tăng đồng nghĩa với việc kỳ trả nợ giảm. Hệ số hoàn trả nợ tăng cho thấy cơng ty đang thực hiện tốt cơng tác hồn trả nợ làm tăng uy tín của cơng ty đối với các nhà cung cấp.

Tình hình đi chiếm dụng vốn của cơng ty thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Cơng ty đang chiếm dụng được của nhà cung cấp nhiều hơn. Tuy nhiên lượng vốn chiếm dụng được này còn khá khiêm tốn. Đa phần vật liệu xây dựng cơng ty mua vào đều thanh tốn ngay hoặc thanh toán sau một

tháng nên số vốn đi chiếm dụng được đa phần là do cơng ty đi th máy móc mà chưa thanh tốn.

Cơng ty nên tăng cường chính sách mua chịu hơn nữa, tạo quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp, đúng hẹn khi thanh toán tiền hàng để tạo uy tiến.

Phải thu so với phải trả.

- Trong năm 2013 thì tương quan giữa phải thu so với phải trả cũng như giữa phải thu của khách hàng so với phải trả cho người bán đều tăng nhẹ.

- Trong khi đó năm 2014 thì mối tương quan này lại thay đổi theo chiều hướng ngược lại, hệ số phải thu so với phải trả và phải thu của khách hàng so với phải trả cho người bán đều giảm mạnh. Tuy nhiên hai hệ số này vẫn còn khá cao, một phần là do xuất phát từ đặc điểm đi thầu xây dựng của công ty phần cịn lại là do chính sách mua chịu cũng như bán hàng của cơng ty chưa thực sự tốt.

 Thời gian bình qn chuyển hóa thành tiền

Trong năm 2013 thì hệ số này là 44.8 ngày và gần như không đổi trong năm 2014. Nguyên nhân là do kỳ thu nợ có giảm mạnh nhưng kỳ luân chuyển hàng tồn kho lại tăng mạnh và kỳ trả nợ bình quân cũng giảm.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng mạnh do cuối năm 2014 hàng tồn kho tăng mạnh cuối năm, khi mà cơng ty hồn thành cơng trình xây dựng cho khách hàng mà chưa bàn giao

Kỳ thu nợ bình qn giảm, trong năm chính sách bán hàng của cơng ty đã tăng sử dụng chiết khấu cho khách hàng

Kết luận: Nhìn chung tình hình hình cơng nợ của cơng ty đã có những

chuyển biến rất tích cực. Nhưng khoản bị chiếm dụng của công ty vẫn lớn hơn nhiều so với đi chiếm dụng, nên công ty cần xem xét lại chính sách bán chịu cũng nhơ chính sách mua chịu của mình.

2.2.4.2.Đánh giá khả năng thanh tốn

Phân tích đánh giá khả năng thanh tốn là việc đánh giá tài sản của cơng ty có đủ để thanh tốn các khoản nợ phải trả hay khơng. Các hệ số về khả năng thanh tốn được sử dụng để phân tích là những hệ số trong bảng 2.14 và 2.15.

Hệ số khả năng thanh tốn tổng qt.

Năm 2013 thì tăng nhẹ nhưng năm 2014 thì giảm. Nhìn chung là khơng thay đổi nhiều hệ số này vẫn xấp xỉ là 4 lần. Nợ phải trả thấp tình hình tài chính của cơng ty an tồn nhưng việc nợ phải trả q thấp so với tài sản thì vốn hoạt động khơng thực sự linh hoạt, hệ số này quá cao cũng không thực sự tốt, công ty nên xem xét tăng vay nợ nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng thanh tốn. Cơng ty nên tăng cường vay vốn thêm để mở rộng kinh doanh khi cơ cấu nguồn vốn đang rất an toàn và việc mở rộng hoạt động kinh doanh, vay để đi thầu xây dựng cũng như tự xây dựng, mua máy thêm máy móc thiết bị để hoạt động là phù hợp với sự phát triển chóng mặt của Khu kinh tế Nghi Sơn địa bàn của cơng ty.

Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời.

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn, nói cách khác nó phản ánh mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của cơng ty.

Năm 2013 thì hệ số này gần như khơng đổi nhưng năm 2014 thì hệ số này đã giảm 0.29 lần do tài sản ngắn hạn giảm trong khi đó nợ ngắn hạn tăng. Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời của cơng ty nhìn chung vẫn đang khá an tồn đối với hoạt động kinh doanh của cơng ty, đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn.Hệ số này tuy cao nhưng khơng thực sự tốt vì đa số trong tài sản ngắn hạn của công ty là phải thu của khách hàng và hàng tồn kho, mà phải thu của khách hàng ở đây đa phần là phải thu dài hạn và khó địi.

Hệ số này cho biết cơng ty có bao nhiêu tài sản để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho các khoản nợ ngắn hạn, được tính tốn sau khi đã loại bỏ tài sản có tính thanh khoản kém nhất là hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn.

Trong năm 2013 thì gần như khơng đổi và đảm bảo khả năng thanh tốn. Nhưng trong năm 2014 thì khả năng này giảm mạnh do hàng tồn kho bất ngờ tăng mạnh vào cuối năm, việc hàng tồn kho tăng mạnh cuối năm là do cơng trình xây dựng hồn thành chưa bàn giao nên thực sự việc giảm này không đáng lo ngại. Hệ số này vẫn cao nhưng đa số các khoản mục còn lại trong tài sản ngắn hạn đều là phải thu của khách hàng nên khả năng thanh tốn này khơng thực sự tốt. Ngun nhân của việc này là do công ty bên xây dựng là chủ yếu, nhưng cơng ty vẫn có hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng nên phải chú ý để đảm bảo khả năng thanh tốn.

Hệ số khả năng thanh tốn tức thời

Ngồi hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá cụ thể hơn nữa về khả năng thanh toán của cơng ty cịn sử dụng hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này phản ánh cơng ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và tương đương tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số này của công ty gần như không thay đổi trong ca hai năm, luôn nằm ở mức 0,04 và 0,05 lần. Hệ số này của công ty khá thấp chưa thực sự đảm bảo khả năng thanh tốn và nó cịn thấp hơn trung bình của ngành là 1,01 lần. Nhìn chung hệ số này của công ty là không tốt công ty nên xem xét cải thiện để đảm bảo khả năng thanh toán nhưng điều cũng không nên để tiền nhàn rỗi quá nhiều không tốt với hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay

Hệ số này cho biết khả năng thanh tốn lãi tiền vay của cơng ty đồng thời phản ảnh mức độ rủi ro đối với các chủ nợ. Lãi vay được trả bằng lợi

nhuận trước lãi vay và thuế, như vậy hệ số này cao khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế cao, lãi vay phải trả thấp.

Hệ số thanh toán lãi vay của công ty tăng trong cả hai năm nhưng năm 2014 thì tăng mạnh gấp 3 lần năm 2013. Năm 2014 tăng mạnh là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng mạnh trong khi đó lãi vay lại giảm. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng cho thấy hoạt động kinh doanh đang rất tốt. Còn lãi vay giảm mạnh là do lãi suất trên thị trường năm 2014 giảm, cịn năm 2013 là do cơng ty giảm nợ dài hạn.

Hệ số này cho thấy khả năng đảm bảo lãi và nợ vay của cơng ty cịn rất cao, nhưng hệ số này quá cao cho thấy công ty chưa mạo hiểm trong kinh doanh bằng cách sử dụng vốn vay để tăng lợi nhuận đặc biệt trong thời kỳ việc huy động vốn vay từ ngân hàng đang rất dễ và lãi suất vay vốn giảm cũng như việc mở rộng kinh doanh trên địa bàn là rất khả quan.

Tóm lại, hệ số của của cơng ty thì tốt nhưng thực sự khả năng đảm bảo thanh tốn lại khơng cao do trong tài sản ngắn hạn là nợ phải thu khó địi và hàng tồn kho, ban lãnh đạo của công ty phải xem lại vấn đề này. Và nhìn chung thì tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty trong năm thì vẫn ổn định nên khả năng thanh toán lãi vay rất tốt.

2.2.5.Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty

 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán của công ty trong 2 năm 2013, 2014 chủ yếu là giá vốn mua hàng hóa đầu vào như vật liệu xây dựng, xăng, dầu,.... Năm 2014 giá vốn hàng bán tăng thêm hơn 19 tỷ. Cịn hàng tồn kho thì cũng tăng mạnh vào cuối năm 2014 nên hàng tồn kho bình quân năm 2014 tăng 3,288 triệu đồng. Do tốc độ tăng của giá vốn (26.42%) chậm hơn tốc tăng của hàng tồn kho bình qn (172.93%) chính vì vậy số vịng quay hàng tồn kho của công ty lại giảm đi 20.49 vịng mà khơng được cải thiện. Từ đó làm cho số ngày 1 vòng quay

của hàng tồn kho tăng lên 10.8 ngày. Cuối năm 2014 cơng ty có cơng trình xây dựng hoàn thành làm cho hàng tồn kho tăng mạnh nên việc vong quay hàng tồn kho giảm này không thực sự quá đáng lo ngại, tốc độ quay vòng vốn tồn kho của công ty rất tốt.

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu năm 2014 là 8.67 vòng tăng 2.08 vòng so với năm 2013 với tốc độ tăng là 31.58%. Số vòng quay các khoản phải thu tăng là do doanh thu bán hàng thi tăng cịn nợ phải thu bình qn thì giảm. Việc tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tăng chứng tỏ công tác thu hồi nợ đang được thực hiện hiệu quả tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của cơng ty.

Số vòng quay các khoản phải thu tăng đồng nghĩa với việc kỳ thu tiền trung bình của cơng ty năm 2014 giảm so với năm 2013. Như vậy kỳ thu tiền được giảm một cách đáng kể, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu gây khó khăn trong sản xuất.

Tốc độ quay vịng của các khoản phải thu của cơng ty đang được cải thiện một cách đáng kể, tuy nhiên hệ số này vẫn còn khá cao, một phần do xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của công ty. Nhưng để phải thu quá lớn cho thấy chính sách thu hồi nợ của công ty không hiệu quả, khả năng thu hồi nợ kém.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Qua bảng phân tích thì ta thấy năm 2014 số vịng quay của vốn lưu động tăng 0.88 vòng so với năm 2013. Doanh thu thuần tăng và vốn lưu động bình quân giảm nên tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng, vốn lưu động bình quân năm 2014 giảm là do các khoản phải thu đã giảm đáng kể với đặc điểm hoạt động kinh doanh của cơng ty thì tốc độ ln chuyển vốn lưu động này được cho là hợp lý, công ty nên tiếp tục phát huy.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty năm 2014 so với năm 2013 gần như không thay đổi nhiều. Nguyên nhân là do lượng vốn cố định bình quân tăng lên với tốc độ 18.01% và doanh thu thuần thì tăng với tốc độ là 20.67%. Chính vì điều này làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định chỉ tăng nhẹ, tăng 0.07 vòng đồng nghĩa với việc kỳ luân chuyển giảm. Tài sản cố định trong công ty chủ yếu là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là khá hợp lý.

Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn

Toàn bộ vốn tăng nhẹ từ 1,71 vòng lên 1,88 vòng là do trong năm doanh thu thuần tăng mạnh hơn vốn kinh doanh bình quân. Doanh thu tăng với tốc độ gấp đơi vốn kinh doanh bình qn, tín hiệu rất tốt trong kinh doanh.

Kết luận: xét một cách tổng quát trong năm 2014 vừa qua với tình trạng

kinh tế đang dần phục hồi nhưng ngành xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn đang cịn khá trì trệ thì việc hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty vẫn đang được cải thiện hơn là một điều đáng ghi nhận. Công ty nên

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải văn hoa (Trang 48)