Xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu và cách thức huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải văn hoa (Trang 68 - 73)

3.1.1 .Bối cảnh kinh tế xã hội

3.1.1.2 .Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CÁI THIỆN TÌNH HÌNH TÀ

3.2.1 Xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu và cách thức huy động vốn

Qua hạn chế đánh giá ở chương 2 nhận thấy trong năm 2013, 2014 tuy cơng ty có sự mở rộng quy mô vốn nhưng cơ cấu nguồn vốn của công ty thiên về sử dụng vốn chủ nên chi phí sử dụng vốn của công ty khá cao. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cơng ty cần xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp cho những năm tiếp theo.

- Bước 1, cơng ty cần dự tốn nhu cầu vốn kinh doanh.

Việc xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty nhằm tránh tình trạng thiếu vốn kinh doanh làm gián đoạn tiến độ thực hiện, ảnh hưởng đến thời hạn thanh toán, thời hạn giao hàng và chất lượng các hợp đồng. Đồng thời, dự toán cụ thể lượng vốn cần thiết cũng để tránh tình trạng dư thừa vốn gây ứ đọng, lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, một bộ phận vốn rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong q trình tái sản xuất. Một số phương pháp xác định nhu cầu vốn:

 Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.

 Phương pháp hồi quy.

 Dự toán nhu cầu vốn đầu tư bằng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng.

 Dự tốn nhu cầu vốn bằng tiền.

Do tình hình các thành phần trong nguồn vốn của cơng ty biến đổi khá đều đặn vì vậy có thể sử dụng phương pháp hồi quy để xác định nhu cầu vốn. Phương pháp này dựa trên so sánh tương quan giữa quy mô của các loại tài

sản và nguồn vốn với doanh thu thực tế qua nhiều năm. Từ kết quả so sánh, rút ra quy luật diễn biến của một loại nguồn vốn nào đó. Sử dụng quy luật trên để dự toán nhu cầu vốn cho các năm kế tiếp.

- Bước 2, xác định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu

Một cơ cấu nguồn vốn được coi là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn trung bình là thấp nhất, đồng thời khi đó giá trị của doanh nghiệp cũng là cao nhất. Đối với cơng ty thì chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (tiến độ thi công cơng trình kéo dài), vì vậy vốn của cơng ty thường bị ứ đọng trong khối lượng xây dựng dở dang, dẫn đến gặp rủi ro về vốn theo thời gian. Công ty phải đưa ra quyết định tài trợ vốn bằng nguồn nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu một cách hợp lý nhất sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, đồng thời hạn chế được các rủi ro sẽ nảy sinh trong giai đoạn này. Công ty cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận cũng như các điều kiện kinh doanh khác để xác định cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Cơng ty cần xác định được chi phí sở dụng vốn của từng nguồn khác nhau để từ đó xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty cũng như những cơ hội kinh doanh trong thời gian tới công ty nên mở rộng kinh doanh bằng việc tảng cường sử dụng vốn vay dài hạn. vì cơng ty đang chuẩn bị xây dựng rất nhiều hạng mục cơng trình cho Nhà máy Nhiệt Điện Nghi Sơn 2.

Trong cùng một doanh nghiệp thì cơ cấu nguồn vốn cũng thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến lợi ích của chủ sở hữu nên việc xem xét lựa chọn, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tối ưu là một trong các quyết định tài chính quan trọng của chủ doanh nghiệp

Qua đánh giá ở chương 2 đã chỉ ra rằng hệ số nợ bình của cơng ty là khá thấp, điều này chứng tỏ độc lập tài chính của cơng ty là cao. Tuy nhiên, điều đó khơng giúp cơng ty tận dụng được địn bẩy tài chính, đó cũng là một trong

những ngun nhân làm cho tỷ suất vốn chủ sở hữu của công ty trong 2 năm chỉ ở mức an toàn, bền vững chứ chưa thật sự cao so với một số công ty khác trong ngành. Vì vậy, trong năm 2015 cơng ty có thể tăng nguồn vốn bằng cách tăng vay nợ trong hạn mức an tồn, từ đó có được cơ cấu nguồn vốn tối ưu, và có thể khuếch đại tỷ suất vốn chủ.

- Bước 3, dựa trên nhu cầu vốn cần thiết, công ty xây dựng các phương án huy động vốn

Bằng cách chủ động tìm nguồn tài trợ phù hợp, dễ dàng tiếp cận, đồng thời xác định khả năng vốn hiện có, số vốn tối thiểu cần thiết phải huy động, cơ cấu huy động vốn để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, từ đó tiến hành huy động vốn nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho kinh doanh và phải đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Trong điều kiện hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều lâm vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính, tuy nhiên với việc huy động vốn của công ty như năm vừa qua giúp cho cơng ty có mức độ tự chủ tại chính cao đồng thời giảm rủi ro cho cơng ty bởi gánh nặng lãi vay. Tận dụng ưu điểm của nguồn vốn chủ sở hữu như chủ động đáp ứng nhu cầu vốn cho công ty, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh, tiết kiệm thời gian, chi phí huy động vốn, tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn, đồng thời nên tận dụng ưu điểm các nguồn vốn tín dụng có chi phí sử dụng vốn thấp hơn, đặc biệt là khi lãi suất ngân hàng đang giảm mạnh để linh hoạt điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của cơng ty từ đó giúp tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, sử dụng linh hoạt địn bẩy tài chính nhằm thu được nhiều lợi nhuận nhất với rủi ro tài chính thấp nhất có thể.

- Bước 4, sau khi huy động, công ty cần lập kế hoạch phân phối và sử dụng vốn huy động hợp lý và hiệu quả.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là xây dựng, thương mại và vận tải phân bổ vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định. Trong năm 2014, tài

sản ngắn hạn của cơng ty giảm trong khi đó thì tài sản cố định lại mà tập trung chủ yếu do đầu tư vào mua sắm phương tiện vận tải. Đối với tài sản ngắn hạn, cơng ty cần phân tích thị trường, dự tính hàng tồn kho hợp lý về số lượng, thời gian lưu kho nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tránh tình trạng ứ đọng vốn, giảm rủi ro do sự biến động giá cả trong thời điểm hiện nay. Đồng thời, công ty cần quan tâm đến các khoản phải thu, xây dựng chính sách bán hàng hợp lý vừa thu hút khách hàng vừa tránh việc ứ đọng vốn trong các khoản phải thu.

3.2.2 .Đẩy mạnh cơng tác thanh tốn, giảm thiểu vốn bị chiếm dụng.

Ở đây ta chủ yếu tìm ra biện pháp để quản lý các khoản phải thu. Quản lý các khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề quan trọng và phức tạp trong cơng tác quản lý tài chính doanh nghiệp bởi:

- Khoản phải thu tử khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ tới việc tiêu thụ sản phẩm.

- Quản lý các khoản phải thu còn liên quan chặt chẽ tới việc tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp.

Khi xem xét tình hình cơng nợ của cơng ty, ta nhận thấy số vốn mà công ty bị chiếm dụng luôn lớn hơn số vốn mà công ty đi chiếm dụng. Trong số vốn mà công ty bị chiếm dụng, hầu hết là các khoản phải thu khách hàng. Em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:

Đối với nợ phải thu:

-Một là: Phân tích khả năng thanh tốn của khách hàng, xem xét năng lực

tài chính của khách hàng có lành mạnh hay khơng. Đây là một cơng việc rất quan trọng vì nó quyết định việc cơng ty có khả năng thu hồi nợ hay khơng.

-Hai là:Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng công ty cần đưa ra

thảo luận và thống nhất các điều khoản về việc thanh toán với khách hàng như: quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, điều khoản khi các bên vi phạm hợp đồng... một cách cụ thể. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hồn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.

-Ba là: Cơng ty nên có chính sách tín dụng hợp lý đối với khách hàng để

nâng cao hơn nữa tốc độ thu hồi nợ như: chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán đối với hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm. Đồng thời phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng nếu có vượt q thời hạn thanh tốn trong hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng.

Chính sách bán chịu nếu được sử dụng một cách hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thu hồi các khoản nợ. Công ty cần:

 Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải toả hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp.

 Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn chịu.

 Tính tốn hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại.

Tuy nhiên nếu chỉ nhờ bán chịu để nhằm tăng doanh thu tiêu thụ thì chưa đủ, điều quan trọng nhất, cơng ty cần gắn liền một cách chặt chẽ việc bán chịu với các chính sách thu hồi cơng nợ và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp, mềm dẻo, linh hoạt nhằm giúp cho cơng ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Chính sách này địi hỏi:

 Có phương án xử lý cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho giảm được các chi phí thu tiền, nợ khó địi,... đồng thời vẫn phải đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro cơng ty có thể phải gánh chịu khi áp dụng việc bán chịu.

 Thời hạn bán chịu không quá lâu.

 Khách hàng có khả năng thanh tốn nợ trong thời gian gần nhất.

 Lãi suất nợ vay thấp.

 Mức giá bán chịu phải cao hơn mức giá bán thanh toán ngay.

-Bốn là: công ty cần phải đề ra những biện pháp đối với những khách hàng khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn đã được gia hạn thanh toán mà chưa thanh toán được. Trong trường hợp khách hàng khơng có khả năng thanh tốn, trả lại hàng hóa đã mua thì doanh nghiệp phải có hình thức xử phạt nhất định..

-Năm là: cơng ty cần lập dự phịng các khoản phải thu khó địi. Việc lập

dự phịng này sẽ đảm bảo cho cơng ty tránh được rủi ro khi không thu hồi được các khoản phải thu đến hạn, tránh những khó khăn về tài chính của cơng ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải văn hoa (Trang 68 - 73)