Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của DN 1 Tình hình huy động vốn:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật TECHNIMEX (Trang 31 - 39)

- Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của DN 1 Tình hình huy động vốn:

1.2.2.1. Tình hình huy động vốn:

Phân tích tình hình huy động vốn của doanh nghiệp để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiều hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanh ngrhiệp nhằm đạt được mục tiêu chủ yếu trong chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ.

(1) Phân tích tình hình huy động vốn:

Về chỉ tiêu phân tích: Ng̀n vốn doanh nghiệp huy động để tài trợ cho

nhu cầu vốn bao gồm: VCSH, vay và nợ. Vốn chủ sở hữu chủ yếu gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu và phần lợi nhuận giữ lại tái đầu tư. Vay và nợ gờm: vay tín dụng, phát hành trái phiếu, th tài chính, tín dụng thương mại và ng̀n vốn chiếm dụng khác. Mỗi ng̀n vốn huy động có ưu thế và hạn chế nhất định tác động đến khả năng huy động và sử dụng của doanh nghiệp. Để đánh giá thực trạng và tình hình biến động ng̀n vốn của doanh nghiệp cần

sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu: các chỉ quy mơ nguồn vốn và các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn (hệ số cơ cấu nguồn vốn).

Hệ số cơ cấu ng̀n vốn là hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp với các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp. Đối với các chủ nợ, qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự an toàn của khoản cho vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ. Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở đó cân nhắc để đầu tư.

Phân tích tình hình ng̀n vốn cần phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp:

● Sự biến động của nguồn vốn được thực hiện bằng cách so sánh cả tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu ng̀n vốn giữa cuối kì với đầu kì để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối của tổng số cũng như từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn.

● Phân tích cơ cấu ng̀n vốn được xác định bằng tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu ng̀n vốn chiếm trong tởng của nó ở đầu kỳ và cuối kỳ; so sánh tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu giứa cuối kỳ và đầu kỳ; căn cứ vào kết quả xác định và kết quả so sánh để đánh giá cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu.

- Hệ số nợ: phản ánh bình qn trong một đờng vốn kinh doanh các doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đờng vốn vay nợ

Hệ số nợ =

Tổng số nợ

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Hệ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thơng thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ càng được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại ưa thích tỷ lệ nợ cao vì họ nắm trong tay một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận.

- Hệ số vốn chủ sở hữu: phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đờng vốn chủ sở hữu.

Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hoặc: Hệ số vốn chủ sở hữu= 1-Hệ số nợ

Hệ số này đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tởng ng̀n vốn hiện nay của doanh nghiệp. Hệ số vốn chủ sở hữu càng lớn chứng tỏ doanh

nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, tính độc lập cao với các khoản nợ, do đó khơng bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Thơng thường các chủ nợ thích hệ số này càng cao càng tốt vì họ thấy một sự đảm bảo cho các món nợ vay được hồn trả đúng hạn.

(2) Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp:

+ Hoạt động tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa tài sản và ng̀n hình thành tài sản trên cả 3 phương diện: Thời gian, giá trị, và hiệu quả. Hoạt động tài trợ lấy viêc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn trên cơ sở tôn trọng các rang buộc chiến lược về cấu trúc tài chính cũng như rang buộc về quy mơ phát triển và quan hệ cả doanh nghiệp và mơi trường kinh doanh làm mục tiêu. Vì vậy phân tích chính sách tài trợ cần nghiên cứu các quyết định về việc tài trợ vốn trên cơ sở cấu trúc tài chính mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Các chỉ tiêu phân tích: Hoạt động tài trợ của doanh nghiệp được đánh gía thơng qua 4 chỉ tiêu: Vốn lưu chủn, nhu cầu vốn lưu chủn, chi phí sử dụng vốn bình qn và tình hình sử dụng ng̀n tài trợ.

● Xét tởng thể về thời gian thì hoạt động tài trợ của doanh nghiệp ở trạng thái ổn định khi một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn hay doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và ng̀n vốn đó được gọi là vốn lưu chuyển (VLC), VLC được xác định theo công thức:

VLC = Tài sản ngắn hạn – nguồn vốn ngắn hạn = nguồn vốn dài hạn – tài sản dài hạn

VLC phản ánh tính cân đối giữa tài sản và ng̀n vốn theo hai phương diện:

- Cân đối giữa giá trị tài sản và ng̀n hình thành tài sản bởi đây chỉ là hai mặt của một lượng tài sản.

- Cân đối về thời gian vận động của tài sản và nguồn vốn tức là thời gian đảm bảo tính thanh khoản (khả năng chủn đởi thành tiền) của tài sản phải phù hợp với thời gian phải hồn trả của ng̀n vốn.

Tính cân đối này được hình thành dựa trên cơ sở kết cấu khối của bảng cân đối kế tốn và chu trình tài chính của doanh nghiệp:

Theo kết cấu khối của B01-DN thì tài sản được phân theo khả năng thanh khoản, nguồn vốn được phân theo tính cấp thiết cần thanh tốn.

* Xét theo chu trình tài chính tức là quy trình vận động của các quan hệ tài chính của doanh nghiệp với các bên liên quan như sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình vận động của các quan hệ tài chính

Tài trợ

Thị trường tài chính

Tạo vốn

Đầu tư tài chính Đầu tư SXKD Hoạt động kinh doanh

Phân phối

Thu nhập tài chính Thu nhập từ HĐKD

Tổng thu nhập cả doanh nghiệp

Thực hiện các nghĩa vụ

Phân chia cho chủ sở hữu

Giữ lại trong doanh nghiêp

Chu trình tài chính của doanh nghiệp chỉ rõ hai giai đoạn là tài trợ và phân phối (sử dụng và hoàn trả). Hoạt động tài trợ diễn ra trước hoạt động phân phối diễn ra sau.

Tuy nhiên trong thực tế, tài sản ngắn hạn gồm tài sản ngắn hạn thường xuyên và tài sản ngắn hạn tạm thời, để ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn thường xuyên cần được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Bên cạnh đó, khả năng chủn đởi thành tiền của tài sản ngắn hạn hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của doanh nghiệp còn u cầu hồn trả các ng̀n vốn khi đến hạn là cần thiết, nên toàn bộ tài sản ngắn hạn không thể chỉ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy, xét đến độ ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh và độ an tồn trong thanh tốn, thì ngun tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi một phần nguồn vốn dài hạn và chỉ một phần của tài sản ngắn hạn đươc tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn.

Dựa vào việc phân chia các mục trên bảng cân đối kế toán, sự đòi hỏi của ngun tắc cân bằng tài chính có thể diễn giải như sau:

- Tài sản dài hạn< nguồn vốn dài hạn - Tài sản ngắn hạn > ng̀n vốn ngắn hạn

Thực tế VLC có thể >0, có thể < 0 và có thể bằng 0.Khi VLC < 0 hoặc bàng 0 thì tình hình tài trợ của doanh nghiệp có dấu hiệu mạo hiểm. Khi VLC >0 thì tình hình tài trợ của doanh nghiệp có thể đánh giá là ổn định, tuy nhiên mức độ ổn định cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhu cầu cần tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn của tài sản ngắn hạn của mỗi doanh nghiệp trong mỗi thời kì cụ thể.

* Xét thời gian mỗi chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nhu cầu cần tài trợ bằng ng̀n vốn dài hạn, vay ngắn hạn của các tài sản ngắn hạn chủ yếu gọi là nhu cầu vốn lưu chuyển (NCVLC). NCVLC là nhu cầu vốn cần tài trợ để dự trữ hàng tờn kho và cấp vốn tín dụng cho các bên quan hệ tài chính với doanh nghiệp sau khi đã cân đối với ng̀n tài trợ từ tín dụng thương mại ngắn hạn của kỳ đó. Nhu cầu vốn cần tài trợ của chu kỳ sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức sau:

NCVLC = Hàng tồn kho+các khoản Phải thu ngắn hạn- các khoản phải trả ngắn hạn

Các khoản phải trả ngắn hạn = Nợ ngắn hạn – vay và nợ ngắn hạn

Khi đánh giá cũng cần phải xem xét nhu cầu cần tài trợ của chu kì kinh doanh với từng quan hệ hàng – tiền trong tín dụng thương mại; dữ trữ thực tế với định mức dự trữ của từng loại hàng tồn kho? Nếu doanh nghiệp giảm thiểu được nhu cầu cần tài trợ ngắn hạn mà vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và quan hệ tín dụng thương mại với các bên liên quan đều ở trạng thái tốt thì sẽ giảm thiểu được chi phí vốn và tránh được rủi ro kinh doanh cũng như rủi ro tài chính.

* Xét về định lượng thì diễn biến của tình hình huy động và sử dụng ng̀n tài trợ của doanh nghiệp được xem xét một cách trực quan khi quan sát về sự thay đổi về lượng của các loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp qua mỗi thời kì. Nội dung phân yichs này cho thấy trong kỳ doanh nghiệp huy động vốn với quy mô là bao nhiêu, huy động được từ những nguồn nào? Sử dụng nguồn vốn huy động vào việc gì? Lượng sử dụng cho từng mục tiêu cụ thể... Từ đó, có thể đánh giá trình độ quản trị ngắn hạn của doanh nghiệp. Quy trình xác định chỉ tiêu này như sau:

- So sánh từng chỉ tiêu tài sản, ng̀n vốn giữa cuối kì với đầu kì để xác định chênh lệch tuyệt đối.

- Xác định nguồn tài trợ trong năm trên cơ sở: Tổng cộng các chỉ tiêu nguồn vốn tăng do huy động thêm các ng̀n vốn trong kì và chỉ tiêu tài sản giảm do thu hời các khoản đầu tư hoặc bán, thanh lí tài sản để thu hời vốn.

- Xác định việc sử dụng nguồn tài trợ trên cơ sở: tổng cộng các chỉ tiêu tài sản tăng tức là chi dùng vốn để đầu tư nâng cấp, mua sắm, xây dựng thêm tài sản và chỉ tiêu ng̀n vốn giảm tức là hồn trả các ng̀n vốn đã huy động trước đó.

Tùy thuộc vào mục tiêu quan tâm và tài liệu thu thập được để xác đinh chi tiết của các loại tài sản, ng̀n vốn thay đởi trong kì.

* Xét về hiệu quả thì hoạt động tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Để được quyền sử dụng các nguồn này, doanh nghiệp phải trả cho chủ sở hữu của các nguồn vốn này một lượng giá trị nhất định, đó là giá của việc sử dụng các ng̀n tài trợ hay còn gọi là chi phí các ng̀n tài trợ (chi phí sử dụng vốn). Xét về phương diện sử dụng vốn thì chi phí sử dụng vốn là mức sinh lời đòi hỏi của thị trường đối với số vốn mà doanh nghiệp huy động để thực hiện mục tiêu của mình. Xét ở góc độ các chủ thể quản lý doanh nghieepjthif chi phí sử dụng vốn là khả năng sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng vốn huy động thêm mà không làm giảm khả năng sinh lời hiện hành của chủ sở hữu. Thực chất, chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: rủi ro đầu tư vố, lãi suất của các khoản nợ phải trả, cấu trúc tài chính của donh nghiệp, chính sách phân phối lợi nḥn... Vì vậy, khi tính tốn về chi phí sử

dụng vốn cần có tầm nhìn xa và phải lượng hóa được chi phí bình qn của tất cả các nguồn tài trợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật TECHNIMEX (Trang 31 - 39)