CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tìm HIỂU GIAO DỊCH XUẤT NHẬP KHẨU một HÀNG hóa cụ THỂ (Trang 80)

1. Định nghĩa

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.

2. Các chức năng của vận đơn

Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:

Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tầu số

hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”. Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chun chở cấp cho người xếp hàng. Nếu khơng có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hố ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngồi thích hợp” (In apperent good order and condition). Ðiều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chun chở nhận hàng hố như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.

Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng”

hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hố ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hố ghi trong vận đơn, có quyền địi người chun chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.

Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng

hoá bằng đường biển đã được ký kết.Trong trường hợp thuê tầu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tầu và người cho thuê tầu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tầu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tầu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết. Trong trường hợp thuê tầu chợ thì

khơng có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tầu như thuê tầu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tầu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù. Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking note).

Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.

3. Tác dụng của vận đơn

Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng,

nhận hàng và người chuyên chở.

Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng

hố thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).

Thứ ba, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ

thanh toán tiền hàng.

Thứ tư, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo

hiểm, hay những người khác có liên quan.

Thứ năm, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển

nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn .......

4. Phân loại vận đơn

Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú, được sử dụng vào những công việc khác nhau tuỳ theo nội dung thể hiện trên vận đơn. Trong thực tiễn bn bán quốc tế, có rất nhiều căn cứ để phân loại vận đơn, cụ thể như sau:

- Nếu căn cứ vào tình trạng xếp dỡ hàng hố thì vận đơn được chia thành 2 loại: vận đơn đã xếp hàng (shipped on board bill of lading) và vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment bill of lading).

- Nếu căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hố ghi trên vận đơn thì vận đơn lại được chia thành 3 loai: vận đơn đích danh (straight bill of lading), vận

đơn vô danh hay cịn gọi là vận đơn xuất trình (bill of lading to bearer) và vận đơn theo lệnh (bill of lading to order of...).

- Nếu căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn, người ta lại có vận đơn hồn hảo (Clean bill of lading) và vận đơn khơng hồn hảo (unclean of lading).

- Nếu căn cứ vào hành trình của hàng hố thì vận đơn lại được chia thành: vận đơn đi thẳng (direct bill of lading), vận đơn chở suốt (through bill of lading) và vận đơn vận tải liên hợp hay vận đơn đa phương thức (combined transport bill of lading or multimodal transport bill of lading).

- Nếu căn cứ vào phương thức thuê tầu chuyên chở lại có vận đơn tầu chợ (liner bill of lading) và vận đơn tầu chuyến (voyage bill of lading) hay vận đơn container (container of lading).

- Nếu căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thơng ta có vận đơn gốc (original bill of lading) và vận đơn copy (copy of lading).

Ngồi ra cịn có Surrendered B/L Seaway bill, Congen bill... Tuy nhiên theo Bộ luật hàng hải Việt nam vận đơn được ký phát dưới 3 dạng: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn xuất trình.

5. Nội dung của vận đơn

Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tầu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:

5.1. Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:

- Số vận đơn (number of bill of lading)

- Người gửi hàng (shipper)- Người nhận hàng (consignee) - Ðịa chỉ thông báo (notify address)

- Chủ tầu (ship-owner)

- Tên tầu (vessel hay name of ship) - Cảng xếp hàng (port of loading)

- Cảng chuyển tải (via or transhipment port) - Nơi giao hàng (place of delivery)

- Tên hàng (name of goods)

- Cách đóng gói và mơ tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods) - Số kiện (number of packages)

- Trọng lượng tồn bộ hay thểtích (total weight or mesurement) - Cước phí và chi chí (freight and charges)

- Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading) - Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue) - Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature)

Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó.

5.2. Mặt thứ hai của vận đơn

Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tầu in sẵn, người th tầu khơng có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.

Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở...

Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tầu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các cơng ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hố bằng đường biển.

II. PHÂN TÍCH VẬN ĐƠN HOUSE BILL GIỮA CƠNG TY TNHH LOTTE CINEMA VIỆT NAM VÀ CÔNG TY TONG YANG INTERLINE CO.,LTD

1. Tên vận đơn:

Vận đơn đa phương thức KIFFA

(Negotiable KIFFA Multimodal transport Bill of Lading)

- Vận đơn này được ủy quyền bởi KIFFA 1997. KIFFA là viết tắt của Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế Hàn Quốc (Korea International Freight Forwarders Association - KIFFA).

- Vận đơn này thể hiện trách nhiệm giao hàng từ người gửi hàng (shipper) đến địa điểm theo quy định của người nhận hàng cuối cùng (end-user).

2. Số vận đơn:

SBHPH170514

- SB là ký hiệu tên công ty vận chuyển (SB Sea & Air Co.,Ltd).

3. Nơi và ngày phát hành HBL

Place and Date of Issue

SEOUL, KOREA MAY.25,2017

- Thể hiện tên Thành phố và ngày phát hành HBL: vận đơn được phát hành ngày 25 tháng 05 năm 2017 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

- Ngày phát hành (25/05/2017) không trùng với ngày xếp hàng lên tàu (26/05/2017).

4. Tên công ty vận tải:

SB Sea & Air Co.,Ltd.

5. Thông tin các bên

Người gửi hàng:

Consignor/Shipper

Tong Yang Interline Co.,Ltd

3F, Dongwon B/D, 637 – 5 Junggok-Dong, Kwangjin-Gu, Seoul, Korea Tel: 82 3 3409 4721

Fax: 82 2 3409 4720

- Consignor và Shipper đều có nghĩa là người gửi hàng, và về cơ bản có nghĩa tương tự nhau. Consignor là người ký Hợp đồng vận tải với Công ty giao nhận (Freight Forwarder) để gửi lơ hàng của mình đến người nhận theo chỉ định. Shipper là người trực tiếp ký Hợp đồng vận tải với Công ty Vận tải (Carrier). Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người ta thường dùng từ consignor chứ không phải là shipper, và ngược lại. Chẳng hạn trong mẫu vận đơn FBL của FIATA, người gửi hàng là “consignor”, còn trên vận đơn của hãng tàu chợ, người gửi hàng thường là “shipper”.

- Trên vận đơn này thể hiện Công ty Tong Yang Interline Co.,Ltd vừa là Consignor vừa là Shipper do Tong Yang ký hợp đồng vận tải với cả Forwarder và Carrier.

Người nhận hàng

Consignee

Lotte Cinema Vietnam Co.,Ltd

Tang 3, TTTM Lotte, So 469, Duong Nguyen Huu Tho, Phuong Tan Phu, Quan 7, Tp HCM, Vietnam

Tax code (MST) 0302575928

- Đây là vận đơn đích danh (Straight B/L) vì trên vận đơn này ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng (Công ty TNHH Lotte Cinema Việt Nam – địa chỉ: tầng 3, Trung tâm thương mại Lotte, số 469, đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh), và người chun trở chỉ giao hàng hóa cho Cơng ty Lotte Cinema là người có tên trong vận đơn và vận đơn loại này khi muốn chuyển nhượng phải tuân theo luât pháp hoặc tập quán nơi diễn ra hành động chuyển nhượng.

Bên được thông báo:

Notify Party: Mr Thong Tel: 0121 449 7848 Same as consignee

- Công ty vận tải sẽ liên hệ và gửi các thơng báo về lịch trình của lơ hàng, thơng báo hàng về cho Notify Party (Mr Thong) thay vì gửi cho Người nhập khẩu. Notify Party khơng nhất thiết là giám đốc Lotte Cinema, có thể là các công ty Forwarder/Logistics làm dịch vụ giao nhận thay cho Người mua (Người nhập khẩu/Người nhận hàng cuối cùng) miễn là giám đốc của Cơng ty Lotte Cinema Việt Nam ký tên đóng dấu.

6. Tên tàu/Số chuyến

- Tên tàu: SITC ZHEJIANG

- Mã hiệu chuyến tàu (số chuyến): 1710S

7. Giao hàng:

Pre-carriage: Hoạt động vận chuyển nội địa Container hàng xuất khẩu trước khi Container được xếp lên tàu.

Địa điểm nhận hàng để chở: cảng Inchon Cảng bốc hàng: cảng Inchon

Địa điểm giao hàng: thành phố Hồ Chí Minh

Theo tờ khai hải quan, địa điểm giao hàng là cảng Cát Lái – là một cảng trong hệ thống cảng thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó tàu chở hàng sẽ bắt buộc phải vào thành phố Hồ Chí Minh nhưng có thể sẽ được phân vào các cảng khác mà không phải cảng Cát Lái. Trước khi tàu đến một (hoặc hai) ngày, chủ tàu sẽ gọi điện (đánh điện) thơng báo u cầu được nhập cảng, Cảng vụ có trách nhiệm chỉ định vị trí neo đậu cho tầu trong vùng nước cảng, chậm nhất là 2 giờ, kể từ khi nhận được thơng báo là tầu đã đến vị trí đón trả hoa tiêu. Cảng vụ căn cứ vào loại tầu, cỡ tầu, loại hàng hoá và đề nghị của giám đốc Cảng biển để chỉ định cho tàu vị trí neo đậu, cập tàu, cập mạn, làm hàng... Chỉ có Giám đốc Cảng vụ mới có quyền thay đổi vị trí đã được chỉ định cho tầu. Nếu cảng khơng cịn chỗ neo đậu, Giám đốc Cảng vụ thành phố Hồ Chí Minh sẽ quy định nơi neo đậu khác cho phương tiện, tàu biển trong vùng nước cảng. Vì vậy trong vận đơn chỉ ghi cảng dỡ hàng (Port of Discharge) và địa điểm giao hàng (Place of Delivery) là thành phố Hồ Chí Minh chứ khơng phải cảng Cát Lái.

8. Ghi chú của thuyền trưởng (Said to contain):

Thuật ngữ này để loại trừ trách nhiệm của Người vận tải đối với số lượng, chủng loại, tính chất của hàng hóa đóng trong cont (FCL) hoặc đóng trong kiện (LCL), có nghĩa là thuật ngữ được dùng trong vận đơn để chỉ thuyền trưởng/ người chuyên chở khơng biết tính chất, khối lượng hàng chứa trong bao bì, hịm, thùng, hộp, kiện... và chỉ ghi trong vận đơn theo khai báo của người gửi hàng và do đó khơng chịu trách nhiệm về xác của số liệu.

Người gửi hàng tự đóng hàng vào cont và bấm seal thì thể hiện: “Shipper’s Load, Count & Seal”

Tên hàng hóa: Thảm dạng chần và sản phẩm khác đi kèm. Hàng hóa được đặt tên

theo cách: tên hàng hóa + quy cách chính của hàng hóa.

Ký mã hiệu: 1-48

Trọng lượng cả bì: 2,341.580 KGS Thể tích: 9.440 M3 (CBM)

Số container: 1 container 20 feet, cơng khô, nguyên công Số kiện: 48 kiện

Số hiệu container:

Mỗi container mỗi lần đi phải đăng ký trước với nhà nước và được cấp một số khác nhau. Theo quy định về ký mã hiệu container, mỗi container có một dãy 10 ký tự để nhận biết. Trong đó có 4 chữ cái và 6 chữ số, như trong vận đơn này là DFSU146203. Với các container tiêu chuẩn, chữ số này là duy nhất cho một container và khơng có 2 container trùng mã nhận biết này.

Hệ thống nhận biết của container bao gồm 4 thành phần : - Mã chủ sở hữu (owner code)

- Ký hiệu loại thiết bị (equipment category identifier / product group code) - Số sê-ri (serial number / registration number)

- Chữ số kiểm tra (check digit)

D F S U 1 4 6 2 0 3 3

Mã chủ sở hữu (owner code): Mã chủ sở hữu (còn gọi là tiếp đầu ngữ container) bao gồm 3 chữ cái viết hoa được thống nhất và đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế thông qua cơ quan đăng kiểm quốc gia hoặc đăng kí trực tiếp với Cục container quốc tế - BIC (Bureau International des Containers et du Transport Intermodal). Sau khi đăng ký, việc sở hữu mã này mới được chính thức cơng nhận trên tồn thế giới.

Ký hiệu loại thiết bị: là một trong ba chữ cái dưới đây viết hoa, tương ứng với một loại thiết bị:

- U: container chở hàng (freight container)

- J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng (detachable freight container- related equipment)

- Z: đầu kéo (trailer) hoặc mooc (chassis)

Owner code Registration number

Số sê-ri (serial number): đây chính là số container, gồm 6 chữ số. Nếu số sê-ri không đủ 6 chữ số, thì các chữ số 0 sẽ được thêm vào phía trước để thành đủ 6 chữ số. Chẳng hạn, nếu số sê-ri là 1234, thì sẽ thêm 2 chữ số 0, và số sê-ri đầy đủ sẽ là 001234. Số sê- ri này do chủ sở hữu container tự đặt ra, nhưng đảm bảo nguyên tắc mỗi số chỉ sử dụng duy nhất cho một container.

Chữ số kiểm tra (check digit): là một chữ số (đứng sau số sê-ri), dùng để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó, gồm: tiếp đầu ngữ, số sê-ri. Với mỗi chuỗi ký tự gồm tiếp đầu ngữ và số sê-ri, áp dụng cách tính chữ số kiểm tra container, sẽ tính được chữ số kiểm tra cần thiết (số kiểm tra được sinh ra bằng cách tính tổng các số quy đổi từ 10 chữ, số trước rồi đem chia cho 11, số dư chính là số kiểm tra). Việc sử dụng số kiểm tra là để giảm thiểu rủi ro sai sót trong q trình nhập số container. Thực tế là số container được nhiều đối tượng sử dụng (chủ hàng, forwarder, hãng tàu, hải quan…), nhiều lần, trên nhiều chứng từ (B/L, Manifest, D/O…), do đó khả năng nhập sai số là rất lớn. Mỗi số container (gồm tiếp đầu ngữ và số sê-ri) sẽ tương ứng với một chữ số kiểm tra. Do đó, việc nhập sai số phần lớn sẽ bị phát hiện do chữ số kiểm tra khác với thực tế. Tuy vậy, cũng cần lưu ý điều này không phải tuyệt đối, bởi nếu sai 2 ký tự trở lên thì có thể số kiểm tra vẫn đúng, và sai sót khơng bị phát hiện ra.

Trong vận đơn này: Chủ sở hữu container là DFS (Dong Fang International Investment Ltd), U nghĩa là container dùng trong vận chuyển đường biển (freight container), số sê-ri container là 146203, số kiểm tra là số 3.

Số chì trên container: SITK297581

Seal Container (còn được gọi là seal niêm phong hoặc niêm phong chì) được hiểu nơm na là một dạng sản phẩm nhỏ nhắn, chuyên dùng để niêm phong, bảo mật hàng hóa được chứa trong các thùng container 20 feet và 40 feet được lưu thông trong nội địa hoặc xuất đi các nước trên thế giới. Số chì trên container hay cịn gọi cách khác là số seal container, thông thường được in trên thân seal chì, hầu hết những người sử dụng có lẽ chỉ biết đến thơng số này như một sự đảm bảo về an tồn hàng hóa, tránh nhầm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) tìm HIỂU GIAO DỊCH XUẤT NHẬP KHẨU một HÀNG hóa cụ THỂ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)