I. CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, VẬN ĐƠN, VẬN TẢ
4. Vận đơn (Bill of lading)
4.1. Khái niệm
Vận đơn đường biển (B/L - Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu
biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.
Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
4.2. Chức năng của vận đơn:
Theo cơng ước 1924, vận đơn có 3 chức năng chính:
- Vận đơn là bằng chứng nhận hàng để chở
Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của người vận tải ký. Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phương thức mặt đối mặt. Vào thời đó, khơng cần đến vận đơn. Tuy nhiên khi thương mại phát triển, và các thương gia có thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngồi để bán hàng tại đó. Khi đó, hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng địi hỏi biên lai xác nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao cho người nhận hàng tại cảng dỡ.
Mặt trước của vận đơn có ghi đầy đủ các thơng tin về hàng hóa: số lượng hàng, số lượng kiện, tình trạng các kiện hàng khi nhận, tên người nhận, tên người gửi,…
- Vận đơn là bằng chứng hợp đồng cho thuê tàu
Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng. Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có thỏa thuận (hợp đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và vận đơn được phát hành. Và khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi trong vận đơn.
Mặt sau của vận đơn có ghi các nội dung liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Vận đơn là bằng chúng về quyền sở hữu hàn hóa.
Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay. “Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu lên vận đơn (đối với vận đơn có thể chuyển nhượng).
Người cầm vận đơn có quyền định đoạt hàng hóa: nhận hàng từ tàu, bán lại hàng, cầm cố vay nợ.
4.3. Phân loại vận đơn
Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa
Theo quan điểm của ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and Pacific) - Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á và Thái Bình Dương, vận tải đường biển được phân thành 2 loại:
- Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board Bill of Landing)
Vận đơn đã xếp hàng là loại vận đơn được phát hành sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. Trên vận đơn đã xếp hàng, thường được người chuyên chở, đại lí hoặc thuyền trưởng đóng dấu các chữ như: “Shipped on board”. “on board” hoặc “shipped”. Như vậy cầm vận đơn nếu thấy có đóng dấu các chữ như trên thì vận đơn đó gọi là vận đơn đã xếp hàng.
Khi giao hàng bằng đường biển vận đơn đã xếp hàng có giá trị chứng cớ rất lớn, nó là bằng chứng chứng minh hàng đã được xếp lên tàu để chuyên chở và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo đúng hợp đồng mua bán. Chính vì vậy nếu khơng có quy định gì khác thì ngân hàng chỉ chấp nhận thanh tốn bộ chứng từ có vận đơn đã xếp hàng
Vận đơn nhận hàng để xếp là loại vận đơn được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ xếp hàng và chuyển hàng bằng con tàu ghi trên vận đơn. Khác với vận đơn đã xếp hàng, vần đơn nhận hàng để xếp được phát hành khi hàng hóa chưa được xếp lên tàu, mà có thể cịn đang ở cầu cảng hoặc kho bãi cảng… ở đây người chuyên chở chỉ mới nhận hàng để xếp chứ chưa xếp lên tàu. Người gửi hàng cầm vận đơn nhận hàng để xếp khơng chắc chắn bằng vận đơn xếp hàng vì cho rằng khơng biết hàng hóa có thực sự được xếp lên tàu để vận chuyển hay chưa.
Đối với loại vận đơn này nếu khơng có quy định gì khác trong hợp đồng mua bán cũng như tín dụng chứng từ thì người mua và người bán hàng có thể bị từ chối thanh tốn tiền hàng. Lý do để ngân hàng từ chối thanh tốn của người bán vì theo các điều kiện và cơ sở giao hàng thông thường bằng đường biển như: FOB, CIF, CFR trách nhiệm của người bán là phải xếp hàng lên tàu. Hàng còn nằm ở cầu cảng hay kho bãi, nghĩa là người bán chưa hoàn thành trách nhiệm giao hàng đúng theo cam kết. Hơn nữa khi hàng cịn nằm ở cầu cảng hay kho bãi vẫn có thể chịu rủi ro và tổn thất này chưa được chuyển sang người mua, vẫn thuộc người bán. Vì vậy, nếu chấp nhận thành tốn loại vận đơn này nghĩa là chấp nhận sự vi phạm cam kết của người bán khi giao hàng.
Xuất phát từ những lí do trên, khi đi giao hàng nếu trường hợp người chuyên chở phát hành vận đơn nhận hàng để xếp thì phải chờ đến khi hàng được xếp lên tàu sẽ yêu cầu thuyền trưởng kí xác nhận trên vận đơn rằng: “hàng đã được xếp lên tàu ngày … tháng… năm … (kể cả giao hàng bằng container). Có kí xác nhận như vậy thì vận đơn sẽ là vận đơn đã xếp hàng.
Căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn
Nếu căn cứ vào phê chú trên vận đơn thì vận đơn đường biển có thể chia thành 2 loại:
- Vận đơn hoàn hảo (Vận đơn sạch) (Clean Bill of Landing)
Vận đơn mà trên đó khơng có phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng của hàng hóa đó
Trên thực tế chúng ta có thể gặp cách thể hiện vận đơn sạch do người chuyên chở cấp phát như sau:
- Đóng dấu chữ “clean” lên phần nhận xét về hàng hóa và bao bì
- Khơng có phê chú gì trên tờ vận đơn
- Có phê chú nhưng khơng làm mất tính hồn hảo của vận đơn. Ví dụ: Bao bì dùng lại (second hand cases). Thùng đã sửa và đóng đinh lại (required and remailed cases). Nghe nói cân được (said to weight) ...
Vận đơn hồn hảo có chứng cứ rất lớn. Nó là bằng chứng chứng minh người bán đã hồn thành nghĩa vụ giao hàng như đã cam kết. Hơn nữa là chứng cứ để chứng minh về khối lượng, chất lượng bao bì của hàng hóa lúc giao hàng, nói cách khác người bán đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng bn bán.
Thơng thường bao giờ thuyền trưởng cũng căn cứ vào biên lai thuyền phó (Mate’s Receip) để kí vận đơn. Vì vậy, khi đưa thuyền trưởng kí vận đơn phải kiểm tra biên lai thuyền phó xem có ghi chú gì ảnh hưởng đến tính hồn hảo của vận đơn khơng. Nếu có phê chú xấu phải kịp thời sửa chữa hàng hóa để thuyền trưởng xóa bỏ những nhận xét đó nhằm đảm bảo tính hồn hảo của vận đơn. Nếu giao hàng khơng lấy được vận đơn hồn hảo phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng chứng từ rất có thể bị ngân hàng từ chối thanh tốn tiền hàng.
- Vận đơn khơng hồn hảo (Unclean Bill of Landing)
Vận đơn khơng hồn hảo là loại vận đơn mà ở trên đó có phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng của hàng hóa.
Khi nhận hàng để chở, nếu hàng hóa khơng đảm bảo như vỡ, bẹp, rách, kí mã hiệu khơng rõ... hoặc có nghi ngờ về tình trạng của hàng hóa ... thì người chun chở sẽ bảo lưu vào vận đơn để tránh bị khiếu nại ở cảng đến lúc giao hàng.
- Một số thùng bị bẹp khi xếp lên tàu - Hàng bị ướt khi nhận để xếp
- Kiện hàng số 345HKT khơng có - Kí mã hiệu bị nhịe, khơng rõ
Những phê chú xấu là chứng cứ để suy đoán người bán giao hàng cho người mua trong tình trạng khơng tốt. Nếu khơng có quy định khác trong hợp đồng mua bán tín dụng chứng từ thì loại vận đơn này sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán tiền hàng.
Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn - Vận đơn đích danh (Straight Bill of Landing)
Vận đơn đích danh là loại vận đơn mà trên đó người ta ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận.
Người chuyên chở chỉ giao hàng cho ai là người có tên trên vận đơn. Loại này ít dùng vì nó khơng được chuyển nhượng bằng phương pháp thơng thường. Vận đơn đích danh muốn chuyển nhượng phải tuân theo luật hoặc tập quán nơi diễn ra hành động chuyển nhượng.
- Vận đơn theo lệnh (B/L to order of….)
Vận đơn theo lệnh là vận đơn được lập theo lệnh của người gửi hàng (to the order of shipper) hoặc theo lệnh của người nhận hàng (to the order of consignee) hoặc theo lệnh của một ngân hàng (to the order of a bank), và do vậy có thể được ký hậu chuyển nhượng cho một bên khác. Ngồi ra, vận đơn có thể được lập theo lệnh ký hậu để trống (to order blank endorsed), cho phép bất kỳ người nào nắm giữ vận đơn, người đó có quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trong vận đơn. Thực tế thỉnh thoảng trong LC hạn chế (restricted LC) hoặc LC xác nhận (confirmed LC), chúng ta bắt gặp yêu cầu vận đơn được lập theo lệnh của một ngân hàng (thường là ngân hàng chiết khấu được chỉ định hoặc ngân hàng xác nhận) ký hậu cho ngân hàng phát hành LC.
Việc vận đơn được lập theo lệnh của ai thường tuỳ thuộc vào ngân hàng phát hành LC. Thông thường vận đơn được lập theo lệnh của ngân hàng phát hành LC. Ngân hàng phát hành LC cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhận được chứng từ phù hợp nên ngân hàng mong muốn trong chừng mực nào đó có thể quản lý hàng hố mà mình phải trả tiền cho đến khi người yêu cầu mở LC nhận nợ vay (đối LC mở bằng vốn vay) hoặc ký quỹ đủ (đối với LC mở bằng vốn tự có) để thanh tốn cho nước ngồi.
Trường hợp khi yêu cầu mở LC, nhà nhập khẩu cùng thường yêu cầu vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành LC để chắc chắn rằng mình sẽ được ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thanh tốn khi xuất trình chứng từ phù hợp, thậm chí cũng sẽ được thanh tốn ngay cả kh chứng từ xuất trình khơng phù hợp nếu như trước khi nhận được chứng từ xuất trình bởi ngân hàng của nhà xuất khẩu, ngân hàng phát hành đa ký hậu vận đơn cho nhà nhập khẩu nhận hàng (trường hợp 1/3 vận đơn gốc được gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu bằng chuyển phát nhanh ngay sau khi hồn thành việc xếp hàng) hoặc trước đó ngân hàng đã phát hành thư bảo lãnh cho nhàn nhập khẩu nhận hàng (trường hợp hàng hoá đến trước chứng từ).
Với vận đơn ký hậu để trống, nhà xuất khẩu thường không chấp nhận yêu cầu 1/3 vận đơn gốc gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu vì như đã nói, vận đơn ký hậu để trống cho phép bất kỳ người nào nắm giữ vận đơn đều có quyền sở hữu đối với hàng hố ghi trên vận đơn. Nhà xuất khẩu sợ rằng với tính chất trên của vận đơn ký hậu để trống, nhà nhập khẩu có thể lợi dụng nhận hàng rồi từ chối thanh toán hoặc thanh toán chậm trong trường hợp chứng từ xuất trình bởi nhà xuất khẩu khơng phù hợp.
Căn cứ vào phương thức thuê tàu - Vận đơn tàu chợ (Liner B/L)
Loại vận đơn này dùng cho hàng hóa được gửi theo tàu chợ.
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua
hãng tàu công bố trên website của hãng tàu. Thuê tàu chợ hay còn gọi là lưu cước tàu chợ, chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới yêu cầu chủ tàu giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này sang cảng khác.
Đặc điểm để phân biệt loại vận đơn này và vận đơn theo hợp đồng thuê tùa là vận đơn tàu chợ là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở, mọi điều khoản được in sẵn trên vận đơn và chỉ do một bên, người chuyên chở kí tên. Tranh chấp xảy ra dùng vận đơn để giải quyết bằng những điều khoản quy định sẵn hoặc dùng Công ước quốc tế để giải quyết.
- Vận đơn tàu chuyến (Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu)
Là vận đơn được cấp trong trường hợp có hợp đồng thuê tàu, chỉ xảy ra với tàu chuyến hoặc tàu định hạn.
Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định,
không ghé qua những cảng nhất định và khơng theo một lịch trình định trước. Tàu chuyến chở hàng hóa theo yêu cầu của người thuê tàu trong một khu vực địa lí nhất định. Thuê tàu chuyến là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Mối quan hệ giữa người thuê tàu và người cho thuê tàu được điều chỉnh bằng bằng hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter Party) mà 2 bên đã thỏa thuận và kí kết.
Trên bề mặt vận đơn tàu chuyến thường có ghi “B/L to be used with Charter
Party”, thực tế mặt trước của vận đơn này nội dung chỉ bao gồm một số điều khoản
nhất định còn lại đẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu.
Căn cứ vào hành trình chuyên chở - Vận đơn đi thằng (Direct B/L)
Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà khơng có chuyển cảng dọc đường.
- Vận đơn chở suốt (Througt B/L)
Là vận đơn được cấp trong trường hợp có chuyển tải tại cảng dọc đường, có thay thế tàu chuyên chở và người chuyên chở.
Thơng thường loại hình vận tải này, một người đúng ra tổ chức tồn bộ q trình chuyên chở chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt q trình chun chở, người đó được quyền cấp vận đơn chở suốt.
- Vận đơn vận tải liên hợp (Combine Transport B/L)
Là vận đơn dược cấp trong trường hợp hàng được vận chuyển ít nhất bằng hai phương thức vận tải khác nhau.
Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu thông - Vận đơn gốc (Original B/L)
Là loại vận đơn được dùng để nhận hàng, thanh toán, chuyển nhượng, khiếu nại, kiện tụng,… do người chuyên chở phát hành theo yêu cầu của người gửi hàng. Vận đơn gốc được phát hành một bản hoặc một bộ nhiều bản, và các bản vận đơn gốc đều có giá trị như nhau. Nghĩa là một trong các vận đơn đó được sử dụng vào việc nào đó thì các bản còn lại tự động hết giá trị.
- Vận đơn Copy
Là vận đơn khơng có giá trị lưu thơng, chuyển nhượng, đặc biệt không phải chứng từ sở hữu hàng hóa. người ta dùng vận đơn Copy để làm thủ tục hành chính, tham khảo hoặc lưu trữ hồ sơ. Về mặt hình thức vận đơn Copy được ghi trên bề mặt chứ “Copy” hoặc “Non-negotiable”. Mặt sau của vận đơn để trống, hoặc ghi vắn tắt các điều kiện chuyên chở để tiết kiệm chi phí in ấn,…
Ngồi ra trên thực tế còn nhiều loại vận đơn khác - Vận đơn rút gọn (Short B/L)
- Vận đơn của người giao nhận - Vận đơn xếp hàng lên boong - Vận đơn điện tử
4.4. Nội dung của vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển đo các hãng tàu phát hành thành mẫu để sử dụng khi có nhu cầu. Vận đơn in thành mẫu. Vận đơn trong bài phân tích của chúng tơi thể hiện những