Thông quan xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng xuất nhập khẩu bột tiêu đen mesh 28 giữa công ty TNHH TH d việt nam và toluca foods inc (Trang 70)

Mã số hàng hóa: 09041220

Mơ tả hàng hóa: Bột tiêu đen mesh 28 - Black Pepper Ground Mesh 28 (Packing in 50 LBS net/ Kraft paper bag). Hàng mới 100%#&VN

Trọng lượng cả bì: 37,500.00 LBS Số hợp đồng: 23/SC-THD/2017

Hàng hóa được thơng quan theo nội dung của người khai hải quan. Khi hàng hóa được xuất đi, với điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng này là CIF, công ty TH & D FOOD đã tiến hành làm thủ tục hải quan tại chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực IV

- Cơng ty chuẩn bị hồ sơ đăng kí thơng quan xuất khẩu. Hồ sơ hải quan bao gồm:

 Hợp đồng mua bán hàng hóa

 Tờ khai hải quan

 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

 Phiếu đóng gói

- 14h49 ngày 17/7/2017: Chi cục Hải quan hoàn thành kiểm tra hàng hóa và cấp giấy

phép xuất khẩu

Đơn giá tính Thuế xuất khẩu: 65.830 VND / LBS Trị giá tính Thuế xuất khẩu: 2.468.625.000 VN

VIII. Chuyển chứng từ yêu cầu thanh tốn CAD

Cơng ty TNHH TH & D Food sẽ gửi hàng đến cảng Cái Mép và chuẩn bị các chứng từ cần thiết sau đó ký phát hối phiếu và gửi kèm theo bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng phục vụ mình là Agribank chi nhánh Hồng Hà, ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu là BB&T, USA

Đối với TH & D sử dụng phương thức này không tốn kém, đồng thời người bán được Ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi đảm bảo thanh tốn.

Đốí với TOLUCA FOODS là khơng có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa được kiểm tra các chứng từ

IX. Giao hàng

Lịch trình giao hàng giữa Cơng ty TNHH TH & D Vietnam và Toluca Foods:

Dự kiến

ETD: thời gian dự kiến khởi hành: 20/7/2017

Dự kiến tàu sẽ đi hết 12 ngày từ cảng Cái Mép, Việt Nam đến cảng Savannah GA, Mỹ.

Chi tiết về cảng đi và cảng đến:

- Cảng đi: Cảng Cái Mép, thành phố Hồ Chí Minh

Cảng Quốc tế Cái Mép được thiết kế để tiếp nhận tàu cơngtenơ có trọng tải lên đến 80.000 DWT với cơng suất thơng qua đạt 600.000-700.000 TEU mỗi năm. Chiều dài bến là 600 m với tổng diện tích lên tới 48 hecta. Cảng Thị Vải cũng có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp có tải trọng lên đến 75.000 DWT. Cơng suất thông qua cảng đạt 1,6-2 triệu tấn mỗi năm. Tổng diện tích của cảng là 27 hecta

Địa chỉ: 2 Main St, Garden City, GA 31408, Hoa Kỳ

Cảng Savannah là một cảng biển lớn dài khoảng 29 km từ biển Đại Tây Dương của Mỹ đặt tại Savannah, Georgia

Có ba cảng nội địa nối liền với Vịnh Mêhicô, Cảng Bainbridge và Columbus , một tuyến nối với Cảng Savannah bằng đường sắt ở Cordele, Georgia

Chi tiết về giá vận tải và phụ phí phát sinh ở cảng:

Giá vận tải: Theo điều kiện CIF, giá bán đã bao gồm chi phí vận tải Các phụ phí thường gặp:

- Phí THC (Terminal Handling Charge) : Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu

trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng).

- Phí Handling (Handling fee) thực ra phí này là do các Forwarder đặt ra để thu Shipper / Consignee. Hiểu rõ được loại phí này thì dễ nhưng để nói cho người khác

hiểu thì khó. Đại khái Handling là q trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngồi tại Việt Nam thực hiện một số cơng việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan...

- Phí D/O (Delivery Order fee): phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lơ

hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngồi cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O.

- Phí AMS (Advanced Manifest System fee) khoảng 25 Usd / Bill of lading. Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada...

- Phí ANB tương tự như phí AMS (Áp dụng cho châu Á).

- Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee), Phí chứng từ

(Documentation fee). Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lơ hàng xuất khẩu

thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường khơng).

- Phí CFS (Container Freight Station fee) : Mỗi khi có một lơ hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các cơng ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS

Thực tế hành trình tàu đi:

- 9h ngày 17/7/2017, tại cảng Cái Mép, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: xuất

container rỗng để người gửi hàng chất hàng lên container.

- 13h00 ngày 20/7/2017, hàng được chất lên tàu Dolphin II và rời cảnh Cái Mép,

thành phố Hồ Chí Minh

tồn bộ hàng hóa trên tàu được dỡ khỏi tàu.

- 9h30, ngày 3/8/2017, xuất container tại cổng gate-out, để người nhận hàng dỡ

hàng khỏi container.

- 9h00 ngày 7/8/2017, tại cảng Savannah GA, sau khi người nhận hàng lấy hàng

đủ, container rỗng được hãng tàu nhận lại. Hãng tàu hồn thành trách nhiệm của mình

Nhận xét về hành trình tàu đi:

Hành trình vận chuyển lơ hàng khơng có sự chuyển tải, hàng được gửi trực tiếp

và bằng một tàu Dolphin II V25/W qua đường biển tới cảng Savannah GA, Mỹ

Hàng đi trực tiếp (Direct) không chuyển tải là Vận chuyển hàng từ cảng xuất

phát đến cảng đích chỉ với 1 con tàu.

Khơng phải tàu đi thẳng 1 mạch từ cảng xuất phát đến cảng đích, mà là dù tàu

có cập nhiều cảng ở nhiều nước khác nhau nhưng hàng hố được bốc lên tàu nào thì khi đến cảng dỡ hàng, hàng vẫn nằm trên con tàu đó.

Lý do Cơng ty Th&D chọn tàu khơng chuyển tải để vận chuyển hàng hóa:

 Hàng vẫn xếp ở trên tàu, tránh được tổn thất khi vận chuyển sang tàu khác, hoặc lưu kho bãi

 Chi phí bốc dỡ và thủ tục hành chính ít phức tạp

 Khơng phải theo sát hành trình tàu q nhiều

 Hàng hóa đến nước nhập khẩu nhanh hơn, đỡ tốn thời gian

X. Được thanh toán bởi ngân hàng CAD

- Ngân hàng BB&T chuyển tồn bộ chứng từ cho cơng ty TOLUCA FOODS để nhận hàng.

- Ngân hàng BB&T chuyển tiền, gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận về ngân hàng Angribank Chi nhánh Hồng Hà bên xuất khẩu.

- Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hồng Hà tiến hành thanh tốn cho cơng ty TH & D.

Đối với TH & D có rủi ro như người nhập khẩu khơng chấp nhận hàng được gửi bằng cách khơng nhận chứng từ. Rủi ro tín dụng của Toluca Foods , rủi ro chính trị ở Mỹ và rủi ro hàng hố có thể bị hải quan giữ. Việc trả tiền quá chậm, từ lúc giao hàng đến lúc nhận tiền có khi kéo dài vài tháng đến một năm. Toluca Foods chỉ chịu một rủi ro trong thanh toán nhờ thu đổi chứng từ là hàng được gửi có thể khơng giống như đã ghi trên hoá đơn và vận đơn.

XI. Xử lí khiếu nại (nếu có)

Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại thơng thường chỉ xảy ra khi có sự khiếu nại từ phía khách hàng. Thơng thường khi có sự khiếu nại của khác hàng thì bên xuất khẩu sẽ giải quyết khiếu nại theo quy định trong hợp đồng.

Khi bị khiếu nại, người xuất khẩu thực hiện các công việc sau:

- Nghiên cứu hồ sơ khiếu nại để xác định rõ lý do khiếu nại, mức độ thiệt hại, giá trị bị khiếu nại.

- Trả lời khiếu nại nhanh chóng, nghiêm túc, thận trọng, giải quyết có tình có lý. Trong trường hợp giải quyết khiếu nại bằng con đường thương lượng không thành cơng, hai bên đưa nhau ra trọng tài, tịa án kinh tế, thì người xuất khẩu cần:

- Nghiên cứu kĩ đơn kiện

- Thuê luật sư, lựa chọn trọng tài - Chuẩn bị đầy đủ chứng cứ

- Tạo mọi điều kiện để luật sư, trọng tài viên thu thập chứng cứ - Cử người tham gia tranh luận tại trọng tài, tòa án

- Chấp hành nghiêm chỉnh phán quyết

Hai công ty TH&D và Toluca Foods đã hợp tác xuất nhập khẩu mặt hàng Bột tiêu đen qua nhiều hợp đồng trước đây nhưng chưa hề xảy ra tranh chấp, khiếu nại. Hai bên công ty đều làm việc cẩn thận khi đặt hàng, kí hợp đồng và giao nhận hàng hóa nhằm tránh tranh chấp, khiếu nại khơng đáng có.

Bên mua thực hiện quy trình nhập khẩu Cơng ty TOLUCA FOODS có trách nhiệm:

- Cơng ty Toluca Foods yêu cầu ngân hàng BB&T mở cho mình một tài khoản tín chấp, số dư tài khoản bằng 100% giá trị hợp đồng và nó được dung để thanh tốn cho Cơng ty TNHH TH&D VietNam

- Xin giấy phép nhập khẩu

Nhà nhập khẩu khi muốn nhập khẩu phải xin phép nhập khẩu tại Hải quan Mỹ. Hàng hóa liên quan sẽ được kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu, nhà nhập khẩu phải đóng thuế và các khoản lệ phí cần thiết cho Hải quan để nhận giấy phép nhập khẩu.

- Làm thủ tục hải quan:

Bộ tờ khai hải quan nộp cho hải quan kèm theo các tài liệu sau:

 Hóa đơn thương mại

 Vận đơn

 Giấy chứng nhận xuất xứ – CO (Với các quốc gia thuộc diện được hưởng ưu đãi của Hệ thống ưu đãi phổ cập sử dụng Mẫu A)

 Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm,…và những giấy tờ liên quan cần thiế

 Giấy phép, giấy chứng nhận,…mà các quy định, luật khác ngoài luật hải quan yêu cầu (áp dụng theo các quy định, luật liên quan)

 Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mơ tả chi tiết các thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan.

 Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế). (a) Hóa đơn thương mại

Phải có tối thiểu 3 bản sao hóa đơn thương mại. Các hóa đơn cần phải được nhà cung cấp ký tên và bao gồm các chi tiết sau:

– Số nhãn và số thứ tự của bao gói – Thơng tin mơ tả về hàng hóa – Phí bảo hiểm và phí vận chuyển – Địa điểm và thời gian lập hóa đơn – Nơi đến và người nhận

– Số hiệu phương tiện vận chuyển – Số seri giấy phép nhập khẩu

– Các điều kiện của hợp đồng liên quan đến việc xác định giá trị hàng hóa (b) Vận đơn

Đối với hàng hóa được gửi bằng đường biển, yêu cầu phải có tối thiểu 03 bản vận đơn gốc đã ký và 02 bản sao.

Nếu số lượng vận chuyển thực tế vượt quá số lượng ghi trong đơn hàng, cần phải nêu rõ tên và địa chỉ của người được thông báo.

Thông tin trong giấy ủy thác của người nhập khẩu thường chỉ mang tính danh nghĩa nhưng phải gồm có tên phương tiện vận chuyển, người nhận trung gian và người nhận cuối cùng, nhãn mác và số seri của thùng hàng, thông tin mơ tả hàng hóa gồm tồn bộ khối lượng và kích thước theo hệ mét.

Giấy chứng nhận xuất xứ thông thường do lãnh sự quán Mỹ hoặc viên chức ngoại giao tại nơi sản xuất, nơi mua bán hoặc nơi vận chuyển hàng hóa cấp. Các giấy chứng nhận do hải quan, các nước trung gian khác hoặc người có thẩm quyền quyết định cấp có thể được chấp nhận. Giấy chứng nhận phải có chữ ký của người xuất khẩu.

Giấy chứng nhận phải ghi rõ xuất xứ, nhãn mác vào số seri của hàng hóa, thơng tin mơ tả hàng hóa, số seri của thùng hàng và hàng hóa cần phải được chứng nhận sản xuất tại nước xuất xứ.

Hàng hóa được ghi trong giấy chứng nhận phải phù hợp với điều kiện được chấp nhận theo hệ thống giá trị GATT.

(d) Phiếu đóng gói

(e) Giấy chứng nhận bảo hiểm

Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được yêu cầu nếu giấy kiểm tra hải quan khơng có hóa đơn được đề nghị (để xác định giá trị thuế/chất lượng). Trong trường hợp như vậy các tài liệu khác ghi giá trị vận chuyển, mức phí bảo hiểm và bảng giá v.v. có thể được yêu cầu.

- Liên hệ với hãng vận chuyển hay đại lý để lấy đăng ký gửi hàng kèm danh mục hàng xuất. Thuê hay mượn vỏ công bằng cách lấy lệnh cấp vỏ từ hãng kèm phiếu đóng gói và kẹp chì hãng tàu.

- Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu lập bản đăng ký hàng chuyên chở. Xuất trình bản đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng.

- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng. - Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.

Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng (Clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được (negotiable). Vận đơn cần được chuyển gấp về bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán.

KẾT LUẬN

Hiện nay, sự phát triển của khoa học cơng nghệ và tiến trình hội nhập, hình thức tổ chức thị trường và phương thức hoạt động thương mại đã thay đổi, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mang tính khu vực hóa và tồn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình thành, tồn tại và phát triển của các liên kết kinh tế thương mại trong phạm vi khu vực, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỉ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã có nhiều cơ hội hơn để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ra nước ngồi và nhập khẩu hàng hóa vào trong nước. Giao dịch thương mại quốc tế không chỉ mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế mà từng bước giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và trên tồn thế giới.

Thơng qua hợp đồng và bộ chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập Bột tiêu đen Mesh 28 giữa công ty trách nhiệm hữu hạn TH & D Việt Nam và công ty Toluca foods, các thành viên trong nhóm đã có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về các thủ tục, giấy tờ cần thiết và cơ sở pháp lý để thực hiện một giao dịch thương mại quốc tế thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

 2017, TS Vũ Thị Hạnh, Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế

 PGS. TS Phạm Duy Liên, 2012, Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế. Trường Đại học Ngoại thương, NXB Thống kê

 INCOTERMS 2010

 Thông tư 04/2012/TT-Bộ Xây dựng

 Đỗ Tất Lợi, 2004, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

 Tôn Nữ Tuấn Nam,2008, Báo cáo đánh giá chất lượng và thị trường Hồ

tiêu tại Việt Nam, Dự án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên

miền Trung.

Tiếng Anh

 I.P.S. Kapoor, Bandana Singh, Gurdip Singh, Carola S. De Heluani, M.P. De Lampasona and Cesar A.N. Catalan, 2009, “Chemistry and in Vitro Antioxidant Activity of Black Pepper (Piper nigrum)”, J. Agric. Food

Chem, 57(12), pp 5358-5364.

Trang web

 2017, Thông tin doanh nghiệp, Công ty TNHH TH&D, truy cập ngày

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) phân tích hợp đồng xuất nhập khẩu bột tiêu đen mesh 28 giữa công ty TNHH TH d việt nam và toluca foods inc (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)