Thâm hụt ngân sách Việt Nam 2000-2016

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 2000 đến năm 2016 (Trang 40 - 41)

Biểu đồ nhóm tác giả tự tổng hợp theo số liệu cơng bố từ Bộ Tài chính

Dựa vào Biểu đồ 2, có thể thấy rằng trong khoảng thời gian từ 2014 – 2016, thậm hụt

ngân sách cua Việt Nam là cao nhất trong khoảng thời gian từ 2000 - 2016. Cụ thể, thâm hụt ngân sách năm 2014 là 249362 tỷ đồng; cho đến năm 2015, mức thâm hụt vẫn tiếp tục tăng lên 263135 tỷ đồng, ước tính thâm hụt gần 7% GDP, lớn hơn mức ước tính của Quốc hội vào thời điểm đó là 5%. Thâm hụt ngân sách năm 2015 chưa kịp được bù đắp thì năm 2016, ngân sách Việt Nam tiếp tục bội chi 248728 tỷ đồng, tương đương 5.52% GDP.

Theo nhận định của TS. Lưu Bích Hồ trên một bài đăng của trang thơng tin tài chính

Người đồng hành thuộc Tạp chí điện tử Nhịp sống số đăng ngày 13/04/2016, nhiều khoản

tiêu của quý IV/2015 phải ứng tiền của quý I/2016. Tuy nhiên, tiền quý IV/2015 chưa ứng được hết đã phải dùng tiếp tiền của các quý sau để bù vào tiêu tiếp cho quý I/2016. Như vậy, hiện tượng thâm hụt xảy ra trong khoảng thời gian 2014 – 2016 như một “phản ứng dây chuyền” và rất dễ trở nên mất kiểm sốt nếu như Chính phủ khơng đưa ra các giải pháp hiệu quả.

Cũng trên trang thông tin tài chính Người đồng hành, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng vấn đề nghiêm trọng là việc thâm hụt ngân sách dẫn đến thiếu tiền và gây ra lạm phát. Tiến sĩ cho biết, nguyên nhân khiến cho lạm phát trở thành một mối lo ngại đối với nền kinh tế là do việc Chính phủ phải xoay xở với các khoản vay trong và ngồi nước. Khi khơng thể vay ngồi, Chính phủ buộc phải đẩy nhanh tốc độ vay trong nước, nói cách khác là rút ngắn thời gian phát hành trái phiếu và tăng lãi suất huy động. Chính việc Chính phủ tăng

22000 23553 25597 29936 34703 40746 48500 56500 66200 115900 109191 112034 173815 236769 249362 263135 248728 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Đơ n v ị: Tỷ V N Đ

lãi suất huy động để bù đắp thâm hụt đã gây sức ép nặng nề lên mặt bằng lãi suất của Việt Nam vào khoảng thời gian này.

Cũng trong năm 2016, nhiều nguồn tin cho hay Chính phủ phải dùng đến ¼ ngân sách để trả nợ tới hạn. Tuy nhiên thu không đủ bù chi, ngồi ra xảy ra hiện tượng quy mơ trả nợ gốc và lãi tăng gây sức ép nặng nề hơn lên ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo số liệu dự toán ngân sách nhà nước được đăng trên Cổng thơng tin điện tử Bộ Tài chính vào

19/12/2016, bội chi ngân sách 2017 dừng ở mức 178300 tỷ đồng, tương đương 3.5% GDP. Như vậy, sau năm 2016, bội chi ngân sách đã giảm khá đáng kể. Tuy nhiên, theo dự toán năm 2018, bội chi là 204000 tỷ đồng, tương đương 3.7% GDP và có dấu hiệu tăng nhẹ so với 2017. Như vậy, có thể tạm thời kết luận rằng, nhìn chung bội chi ngân sách Việt Nam vẫn có xu hướng tăng so với năm 2009 trở về trước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 2000 đến năm 2016 (Trang 40 - 41)