Tỷ trọng dư nợ công/GDP của Việt Nam 2000-2016

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 2000 đến năm 2016 (Trang 46 - 50)

Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Bộ Tài chính, tỉ lệ nợ công/GDP của Việt Nam vào 2018 đã giảm tương đối so với năm 2016 và 2017. Cụ thể, tỉ lệ nợ công/GDP 2018 là 61%, giảm 0.3% so với 2017 và 2.7% so với 2016.

Bên cạnh đó, một số những hạn chế khác của các biện pháp hiện có là mặt bằng lãi suất

thị trường bị đẩy lên cao, mất ổn định tỉ giá hay ảnh hưởng đến các quỹ tài chính như

các quỹ Bảo hiểm xã hội.

2.4. Các giải pháp đề xuất khác

Tăng cường thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong thực tế, giải pháp

này đã và đang được chính phủ Việt Nam thực hiện thí điểm, tuy nhiên nhóm tác giả cho rằng đây là một giải pháp toàn diện, cần được áp dụng rộng rãi trong tương lai. Thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công không chỉ làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, mà cịn tạo động lực cho các đơn vị cơng tăng cường đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ, tinh giảm bộ máy hoạt động,… Điều này không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước mà cịn góp phần phát triển chất lượng bộ máy tài chính cơng về lâu dài. Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này, yêu cầu mỗi cán bộ tại đơn vị công phải tăng cường cải thiện nghiệp vụ, cũng như ln có thái độ, trách nhiệm cao đối với cơng việc, để người dân cảm thấy chất lượng hàng hóa cơng mà mình nhận được xứng đáng với mức thu phí cao hơn mức thu trong quá khứ. Đây là nhiệm vụ dài hạn, cần sự tham gia tích cực của cả nhà nước và nhân dân để hồn thành. Do đó, Nhà nước cần sát sao đơn đốc, giám sát và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công ngay từ bây giờ, để công cuộc tự chủ hóa đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các cơng trình cơng. Đây là

hình thức khơng mới nhưng mới chỉ bước đầu được thực hiện mạnh mẽ tại Việt Nam vài năm gần đây. Việc cho phép các tổ chức tư trong và ngoài nước đấu thầu, đầu tư, thi công một phần hay tồn phần các cơng trình cơng dưới sự giám sát, quản lí của các tổ chức cơng khơng chỉ giúp giải phóng áp lực cho ngân sách cơng mà cịn đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, tạo một lượng lớn việc làm cho người lao động và thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân. Bên cạnh những lợi ích dễ thấy, biện pháp này cũng đặt ra nhiều thách thức cho cơng tác quản lí, giám sát của các tổ chức cơng, bởi các bộ phận này cần thực hiện các thủ tục một cách chặt chẽ, nghiêm túc để đảm bảo quá trình xây dựng các cơng trình cơng lập diễn ra an tồn, đảm bảo chất lượng, không xảy ra tiêu cực.

Nhìn chung, về lâu dài, giải pháp sẽ không phải là làm thế nào để bù đắp thâm hụt mà phải thực hiện tăng thu và giảm chi hiệu quả. Bởi khi thâm hụt xảy ra, khả năng cao là Chính phủ sẽ thực hiện đi vay trong và ngoài nước dẫn đến các hậu quả kinh tế lâu dài như làm tăng lãi suất thị trường, gây mất ổn định tỉ giá,… Như đã đề cập ở trên, tăng thuế là một trong những giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước nhưng lại không phải cách làm nhận được sự ủng hộ từ công chúng, chưa kể đến việc tăng thuế quá cao hoặc không hiệu quả dẫn đến trốn thuế, chuyển giá, giảm đầu tư nước ngoài hay nới rộng khoảng cách giàu nghèo trong dân chúng. Thêm vào đó, theo cam kết Hiệp định thương mại thì Việt Nam phải giảm thuế phí theo lộ trình.

KẾT LUẬN

Với bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh

tế Việt Nam từ 2000 – 2016”, nhóm tác giả đưa ra kết luận về tác động tích cực của thâm

hụt ngân sách nhà nước lên GDP của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2000 – 2016. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đưa đến mối quan hệ ngược chiều, dù không chặt chẽ giữa thâm hụt ngân sách lên một biến số kinh tế vĩ mơ là tỉ lệ lạm phát. Ngồi ra, giữa tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng GDP có mối quan hệ thuận chiều được cho là phù hợp với lí thuyết kinh tế theo trường phái Keynes dù quan hệ giữa hai biến số này là chưa chặt chẽ. Tuy nhiên do tập mẫu vẫn còn khá khiêm tốn và dữ liệu cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy chưa thực sự đầy đủ, cộng thêm tác động của các cuộc khủng hoảng trong khoảng thời giam từ 2009 – 2011 là rất lớn có thể dẫn đến sự sai lệch trong quan hệ của các biến số trên.

Bài nghiên cứu của nhóm tác giả sử dụng mơ hình gốc của Shojai (1999) cho 5 biến độc lập, tuy nhiên trong q trình chạy thử mơ hình theo phương pháp OLS trên phần mềm Gretl thì chỉ cịn hai biến là thâm hụt ngân sách nhà nước và tỉ lệ lạm phát là có ý nghĩa thống kê và giải thích được đến 99% mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình nên nhóm quyết định giữ lại hai biến trên và loại bỏ ba biến cịn lại của mơ hình gốc. Thêm vào đó, số liệu của ba biến đã loại bỏ không được cung cấp đầy đủ bởi các nguồn tin cậy nên rất có thể dẫn đến sai lệch về kết quả nghiên cứu và gây ra khuyết tật về phân phối chuẩn của mơ hình.

Sau khi đưa ra đánh giá về kết quả kiểm định và nghiên cứu, nhóm tạm thời kết luận mơ hình khơng mắc các khuyết tật q nghiêm trọng và do đó có thể đảm bảo một phần về mức độ tin cậy của mơ hình phân tích dù tập mẫu khá khiêm tốn. Đối với kết quả nghiên cứu chung, nhóm kết luận rằng trong giai đoạn 2000 – 2016 thì quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là thuận chiều nhưng mức độ thâm hụt của Việt Nam là chưa thực sự “lành mạnh” khi xoay quanh 5% và có một mức thâm hụt “an tồn” mà tại đó đảm bảo tăng trưởng ổn định. Qua đó, nhóm tác giả cũng đưa ra một số giải pháp tạm thời giúp tăng trưởng kinh tế và tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, về dài hạn vẫn đòi hỏi sự tham gia của Nhà nước trong việc cải thiện tình hình về thu ngân sách, liên quan đến việc tăng thuế hiện tại vẫn còn khá nhức nhối ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và các bài nghiên cứu

Constatinos Alexiou. Government Spending and Economic Growth: Econometric Evidence from the South Eastern Europe (SEE). Journal of Economic and Social Research 11(1) 2009, 1-16

Đặng Văn Cường, Phạm Lê Trúc Quỳnh. Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đơng Nam Á. Tạp chí Phát triển và Hội nhập. Số

23 (33), tháng 07-08, 2015

Goher Fatima, Mehboob Ahmed, Wali ur Rehman. Consequential Effects of Budget Deficit on Economic Growth of Pakistan. International Journal of Business and Social Science Vol. 3 No. 7; April 2012

Humera Nayab. The Relationship between Budget Deficit and Economic Growth of Pakistan. Journal of Economics and Sustainable Development, Vol.6, No.11, 2015

Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Lê Hà Thanh Na, Lê Quốc Nghi. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển KH & CN, tập 18, số Q2, 2015

Keith Sill - senior economist in the Research Department of the Philadelphia Fed. Do Budget deficits cause inflation? Business Review, Q3, 2005

ND Huynh. Budget Deficit and Economic Growth in Developing countries: The Case of Vietnam. Kansai institute for social and economic research, 2007

Nguyễn Văn Ngọc – Giảng viên khoa Kinh tế học – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Từ điển Kinh tế học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006

Nur Hayati Abd Rahman. The Relationship between Budget Deficit and Economic Growth from Malaysia’s Perspective: An ARDL Approach. 2012 International Conference on Economics, Business Innovation IPEDR vol.38 (2012) © (2012) IACSIT Press, Singapore

Paul A. Samuelson, William D.Nordhaus. Sách Kinh tế học. NXB Tài chính, Hà Nội, 2007

PGS. TS. Nguyễn Tri Khiêm, Ths. Phùng Ngọc Triều. Giáo trình Kinh tế Vĩ Mơ. NXB Đại học An Giang, 2008

Roger. E. A. Farmer. Cách nền kinh tế vận hàng – Niềm tin, sự sụp đổ và những lời tiên tri tự đúng. Trần Mai Sơn – Dương Thu Thủy dịch. NXB Tri Thức, 2016

Siamack Shojai. Budget deficits and debt: A global perspective. Praeger, Westport Connecticut, 1999

Bài viết tạp chí và các trang thơng tin

Website Ngân hàng Thế giới, World Bank

Cổng thơng tin điện tử Bộ Tài chính Việt Nam

Website Quỹ tiền tệ Thế giới, IMF

Trang thơng tin tài chính Người đồng hành, Tạp chí điện tử Nhịp sống số

Ths. Nguyễn Thị Hệ - Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp. Thâm hụt ngân sách ở một số nước và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Tài chính số 8, 2013

TS. Đinh Văn Ân. Kinh tế Việt Nam năm 2001 - 2005 và kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 2006 – 2010

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 2000 đến năm 2016 (Trang 46 - 50)