Vốn FDI giải ngân 2008 2018

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 2000 đến năm 2016 (Trang 43 - 44)

Biểu đồ do nhóm tác giả tự tổng hợp

Vốn FDI giải ngân trong năm 2018 cũng đạt cao nhất với 19.1 tỷ USD trong vòng 11 năm trở lại đây từ 2008. Ngồi ra, khơng xảy ra hiện tượng thâm hụt ngân sách với tổng thu đạt 1273 triệu tỷ đồng và tổng chi đạt 1272 triệu tỷ đồng.

2.3. Các giải pháp hiện thời để bù đắp thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

Cắt giảm chi tiêu. Trên thực tế, đây là cách đầu tiên mà chính phủ các nước xem xét khi

xảy ra thâm hụt ngân sách. Theo đó, chính phủ phải cắt giảm các khoản chi tiêu công không cần thiết hoặc không hiệu quả để giảm thiểu tối đa bội chi. Trong quá khứ, chi thường xuyên trong tổng chi của Việt Nam không được coi trọng như các khoản chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên việc tập trung vào chi đầu tư phát triển có khả năng gây lãng phí

11.5 10 11 11 10.46 11.5 12.35 14.5 15.8 17 19.1 0 5 10 15 20 25 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đơ n v ị: Tỷ US D

nguồn lực, đầu tư công tràn lan, hiệu quả đầu tư thấp, vơ hiệu hóa chính sách tiền tệ do đầu tư cơng tràn lan dẫn tới lấn át đầu tư tư nhân làm cho cầu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất. Chưa kể đến các khoản chi đầu tư đối với hàng hóa cơng cộng, miễn phí, khơng có tính cạnh tranh hay loại trừ gây ra vấn đề về kẻ ăn không. Trong trường hợp khu vực tư cung cấp hàng hóa cơng cộng thì lại xảy ra hiện tượng mất trắng. Nhận thấy tầm quan trọng của chi thường xuyên, cho đến hiện nay, chiếm đến gần 80% tổng chi của Việt Nam là dành cho chi thường xuyên tuy nhiên chi vẫn ở mức thấp. Do đó, nếu giảm chi thường xuyên lại dẫn đến suy giảm bộ máy công quyền hay chảy máu chất xám do mức lương không tương xứng với sức lao động bỏ ra của các cán bộ, công chức nhà nước. Như vậy, đối với Việt Nam, việc cắt giảm chi tiêu khơng được khuyến khích.

Tăng thuế. Một cách nữa mà chính phủ thường sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách là

tăng thuế. Tuy nhiên, do tính ổn định của hệ thống thuế nên việc tăng thuế thường xuyên dễ gây ra bất ổn xã hội. Nếu thuế tăng quá cao có thể triệt tiêu động lực làm việc hoặc hao tổn nguồn lực xã hội và ảnh hưởng tới mức lương của người lao động. Theo nhà kinh tế Laffer đã thể hiện trên mơ hình Laffer, có một mức thuế suất tối ưu mà tại đó cho số lượng thu thuế hay thu ngân sách từ thuế là lớn nhất.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 2000 đến năm 2016 (Trang 43 - 44)