a) Khái niệm:
Chính sách tiền tệ nới lỏng hay mở rộng là một hướng đi khác của chính sách tiền tệ. Ngược với tiền tệ thắt chặt, chính sách nới lỏng tiền tệ chủ trương tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế thông qua việc ngân hàng trung ương mua lại các tài sản tài chính của các ngân hàng thương mại, thực chất là để bơm tiền cho các ngân hàng này. Mục tiêu sâu xa của chính sách tiền tệ mở rộng là tăng cung vốn cho cho thị trường, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh, giải quyết thất nghiệp và đưa kinh tế phát triển.
b) Quá trình thực hiện và tác động:
- Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (vốn là khủng hoảng tín dụng và bất động sản gây nên bởi tình trạng cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng thương mại Mỹ) đã lan ra thành cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Chịu ảnh hưởng khơng nhỏ từ điều này, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam chứng kiến sự suy giảm mạnh của lợi nhuận và sự gia tăng của nợ xấu. Kinh tế đất nước đứng trước nguy cơ suy yếu. Trước tình hình đó, chính sách tiền tệ nới lỏng được triển khai để gia tăng cung tiền cho nền kinh tế.
+ Mức trần lãi suất cho vay bằng nội tệ của các tổ chức với khách hàng còn 12,75%/năm (trức là 15%/năm).
+ Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu còn 9,5%/năm (trước là 11%/năm) và 7,5%/năm (trước là 9,0%/năm).
+ Lãi suất của tín phiếu bắt buộc giảm sâu từ 13%/năm xuống 4,5%/năm.
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các khoản tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng là từ 2% - 5% trên tổng số dư tiền gửi; với các khoản trên 12 tháng là từ 1% - 2% trên tổng số dư tiền gửi (tùy từng ngân hàng).
Thời điểm áp dụng
Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất tái chiết khấu 21/10/2008 14,00 15,00 13,00 05/11/2008 12,00 13,00 11,00 21/11/2008 11,00 12,00 10,00 05/12/2008 10,00 11,00 9,00 22/12/2008 8,50 9,50 7,50 01/02/2009 7,00 8,00 6,00
Bảng 3. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các loại lãi suất giai đoạn 2008 – 2009
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
- Ngày 04/04/2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 443/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn với mục tiêu sản xuất kinh doanh ở mức hỗ trợ là 4%/năm. Đây là một trong những hoạt động của việc thực hiện hai gói kích cầu hàng ngàn tỷ vào đầu năm 2009. Hiệu quả là niềm tin của công
chúng vào năng lực quản lý của Nhà nước được củng cố. Chi phí vốn của các doanh nghiệp giảm, các hoạt động đầu tư và kinh doanh được kích thích phát triển. Mức tăng trưởng GDP 4% trong 8 tháng đầu năm 2009, mặc cho các yếu tố về đầu tư nước ngoài, xuất khẩu đều giảm mạnh là 70% và 14,2%. Tốc độ tăng trưởng GDP cuối năm chạm ngưỡng 5,32%, cao hơn mức mục tiêu 5% của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII.
Tuy vậy, một hạn chế của các gói kích cầu là việc hỗ trợ diễn ra theo cơ chế xin- cho dẫn đến việc mục đích bị bóp méo và lạm dụng. Khu vực trung gian được hưởng lợi nhiều hơn khu vực sản xuất, số lượng doanh nghiệp đạt lãi lớn cịn hạn chế chứng tỏ các gói kích cầu vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu.