KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 51 - 55)

Như đã phân tích ở trên, muốn tự do hóa lãi suất thành cơng thì các doanh nghiệp nội địa phải đủ lớn và mạnh mới có chịu được tác động khi lãi suất tăng sau khi tự do hóa.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, hiện nay khu vực này vẫn đang nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính Phủ trong việc vay vốn nhưng hoạt động kinh doanh lại chưa thật sự hiệu quả, một số doanh nghiệp chưa xứng đáng là đầu tàu kinh tế gây ra vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh. Vì thế nhiệm vụ quan trọng trước hết là cần tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Thơng qua hoạt động cổ phần hóa, vốn Nhà nước được rút bớt để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào những mảng kinh doanh mà trước nay nhà nước độc quyền hoặc hỗ trợ. Đồng thời, bộ máy nhân sự cần được tinh giản, giảm về số lượng và tăng về chất lượng.

Đối với doanh nghiệp tư nhân, hiện nay đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là quy mô vừa và nhỏ, sức mạnh thị trường còn yếu, một sự biến động lớn về lãi suất có thể khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc phá sản. Vì vậy, Chính Phủ nên có sự hỗ trợ phù hợp đối với khu vực doanh nghiệp này, tạo điều kiện để doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng có phương án kinh doanh tốt tiếp cận vốn vay ưu đãi trên cơ sở công khai công bằng.

Doanh nghiệp thuộc tất cả các loại hình cần minh bạch hóa động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các quy định của nhà nước về hoạt động doanh nghiệp cần tiếp tục sửa đổi bổ sung và hoàn thiện.

Doanh nghiệp là sức sống của nền kinh tế. Chỉ khi doanh nghiệp hoạt động tốt, có sức cạnh tranh cao ở trong nước và vươn tầm ra nước ngồi thì nền kinh tế mới vững vàng và phát triển.

KẾT LUẬN

Lãi suất là một biến số tác động to lớn tới các hoạt động của nền kinh tế vì thế nó ln được các chun gia đặc biệt quan tâm. Chính sách lãi suất là một cơng cụ quan trọng trong hoạt động của NHTƯ để điều tiết kinh tế vĩ mơ. Hiểu được tầm quan trọng của chính sách lãi suất, bài tiểu luận đã phân tích những tác động cụ thể của lãi suất lên các biến số khác trong nền kinh tế để từ đó đưa ra một chính sách phù hợp trong bối cảnh phát triển hiện nay của đất nước.

Trong giới hạn của Chương I, người viết đã trình bày những kiến thức chung về lãi suất bao gồm khái niệm và một số loại lãi suất cơ bản, các nhân tố tác động tới lãi suất, vai trò của lãi suất và các công cụ điều hành lãi suất của NHTƯ.

Chương II của bài tiểu luận đã phân tích thực trạng điều hành chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam từ năm 2000 đến nửa đầu năm 2016 và những tác động của chính sách đó lên hoạt động của nền kinh tế qua từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, bài viết đã chỉ ra những điểm cịn bất cập của chính sách lãi suất hiện hành.

Ở chương III của bài tiểu luận, người viết đã đề ra những định hướng cho chính sách lãi suất trong thời gian sắp tới dựa trên những kiến thức và phân tích tình hình ở phần trên. Cụ thể là bài tiểu luận khuyến nghị NHNN tiến tới việc tự do hóa lãi suất trong thời gian tới để phù hợp với bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay của nền kinh tế. Trên cơ sở chỉ ra những thách thức mà tự do hóa lãi suất phải đối mặt, bài tiểu luận đã đề ra những giải pháp trước mắt để chúng ta hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho tự do hóa lãi suất.

Tự do hóa lãi suất chỉ là một cơng cụ của chính sách tự do hóa tài chính. Ngồi ra tự do hóa tài chính cịn địi hỏi sự cải cách của nhiều yếu tố khác như tự

do hóa tài khoản vốn, tự do hóa tỷ giá hối đối,…Để kích thích sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung cần có sự đổi mới và phối hợp nhiều chính sách và cơng cụ với nhau một cách linh hoạt và cẩn trọng đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng phức tạp hơn

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)