Tự do hóa lãi suất là một xu hướng tất yếu trong nỗ lực hội nhập và tồn cầu hóa của các quốc gia tuy nhiên quá trình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như đã phân tích ở trên. Thực tế ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã chứng minh những bất lợi trong ngắn hạn của quá trình này. Từ thực tế kinh nghiệm và nghiên cứu, có thể rút ra một số điều kiện cơ bản để các nước có thể thành cơng trong nỗ lực tự do hóa lãi suất:
_ Nền kinh tế phải ổn định và chịu được tác động từ bên ngoài cũng như bên trong khi có những sự biến động về lãi suất. Khi lạm phát ở mức vừa phải, giá cả mới phản ánh đúng cung cầu thị trường. Lãi suất khi đó mới có vai trị kích thích lưu thơng dịng vốn. Một nền kinh tế ổn định góp phần tạo niềm tin nơi các nhà đầu tư, gia tăng số lượng các dự án quy mô lớn và dài hạn. Vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức được hạn chế.
_ NHTƯ phải có đủ năng lực điều tiết kinh tế vĩ mơ. Các cơng cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ phải đủ mạnh và kịp thời để hỗ trợ NHTƯ điều tiết kinh tế khi công cụ trực tiếp hữu hiệu là lãi suất khơng cịn hoặc giảm khả năng tác động. _ Cần có một hệ thống pháp lý hồn thiện, chặt chẽ đảm bảo sự hoạt động minh bạch của các trung gian tài chính dưới sự quản lý của NHTƯ,có quy chế phịng ngừa cảnh, báo, xử lý rủi ro, hạn chế sự hoạt động thị trường ngầm. Một thị trường tài chính minh bạch gia tăng hiệu quả của việc tự do hóa lãi suất, giúp
_ Các doanh nghiệp nội địa phải có sức cạnh tranh tốt, có khả năng tự đứng vững mà không cần sự hỗ trợ từ nhà nước, đặc biệt là khi lãi suất ở mức cao kéo theo chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng lên.
_ Ngân hàng thương mại phải đủ vững và cạnh tranh lành mạnh bằng dịch vụ thay vì cạnh tranh bằng lãi suất như hiện nay. Như đã phân tích ở trên, nếu thả nổi lãi suất khi mà các ngân hàng thương mại ở Việt Nam vẫn đua nhau huy động vốn giá cao sẽ đẩy lãi suất quá cao khiến các ngân hàng thương mại chỉ có thể vay vốn ngắn hạn với lãi suất và rủi ro cao, từ đó làm tăng nợ xấu và nếu một ngân hàng sụp đổ có thể kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống.