NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆC TỰ DO HÓA LÃI SUẤT ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 42 - 44)

VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Bên cạnh những tiềm năng to lớn, tự do hóa lãi suất cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đặc biệt là với các nước đang phát triển. Tự do hóa lãi suất chỉ hiệu quả khi nó phản ánh đúng cung cầu trên thị trường, kích thích sự lưu thơng của dịng vốn. Tuy nhiên trên thực tế, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khi mà thị trường tài chính vẫn chưa phát triển, vấn đề thông tin bất cân xứng vẫn phổ biến, khả năng tự điều chỉnh của lãi suất đôi khi không kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, vấn đề cạnh tranh bằng lãi suất ở các ngân hàng thương mại là cực kỳ nguy hiểm bởi nó sẽ đẩy lãi suất lên rất cao. Khi đó lãi suất khơng cịn phản ánh cung cầu của thị trường, gây mất cân bằng vĩ mô, giảm đầu tư, tăng lạm phát.

Khi lãi suất khơng cịn chịu sự kiểm sốt và tăng cao sẽ kích thích hành vi tiết kiệm. Tuy nhiên tiết kiệm tăng lại giảm tiêu dùng, vì thế có thể khiến giảm tổng cầu, giảm tăng trưởng kinh tế.

Một bất lợi khác đến từ phía chính các NHTƯ đó là khả năng quản lý cịn yếu kém nên nhiều nước đang phát triển khơng dám thả nổi lãi suất bởi lo sợ thị trường mất kiểm sốt. Khi lãi suất khơng được kiểm sốt bằng cơng cụ trực tiếp, các NHTƯ sẽ phải điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tái chiết khấu hay dự trữ bắt buộc. Khi nền kinh tế chưa phát triển, các công cụ này đôi khi không đủ mạnh và nhanh như các công cụ trực tiếp. Đối với một nền kinh tế mở, khả năng kiểm soát của NHTƯ bị giảm sút tiềm ẩn nguy cơ khiến nền kinh tế bị thao túng từ bên ngồi thơng qua các luồng vốn đầu tư, biến động tỷ giá… Hệ thống cảnh báo và phòng ngừa rủi ro chưa tốt sẽ khiến NHTƯ không kịp thời điều tiết dễ gây sụp đổ hệ thống.

suất không cịn được kiểm sốt ở mức thấp sẽ khiến chi phí vay vốn tăng cao địi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh thực sự hiệu quả mới có thể tồn tại. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân đa số có quy mơ vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn trực tiếp trên thị trường gặp nhiều khó khăn. Khi chúng ta đang có nhiều các doanh nghiệp nhà nước chi phối nền kinh tế nhưng lại làm ăn khơng hiệu quả thì tăng lãi suất có thể gây ra một cuộc khủng hoảng thật sự nghiêm trọng. Sức chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung cịn kém, cuộc khủng hoảng khối doanh nghiệp như vậy sẽ gây bất ổn lớn cho toàn nền kinh tế.

Trên thế giới có nhiều bài học từ các quốc gia đi trước đã thất bại trong tự do hóa lãi suất. Có thể lấy ví dụ trường hợp của Chile khi quốc gia này thất bại trong q trình tự do hóa lãi suất ở thời điểm những năm 70. Khi bắt đầu thả nổi lãi suất, kinh tế vĩ mô ở Chilê không hề ổn định, lạm phát ở mức cao. Chính phủ khơng thể hiện nhiều nỗ lực trong việc ổn định kinh tế, tạo dựng một hệ thống pháp lý chặt chẽ mà thả nổi lãi suất đột ngột cùng nhiều biện pháp tự do hóa tài chính khác. Ngay lập tức lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao. Hậu quả là các doanh nghiệp mới khơng có khả năng vay vốn mà chỉ các doanh nghiệp đang thua lỗ mới chấp nhận trả giá cao và lại đầu tư vào các dự án nhiều rủi ro cuối cùng dẫn đến sự phá sản hàng loạt và nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Chile thất bại với chính sách tự do hóa tài chính khi điều kiện chưa cho phép và quay trở lại với sự kiểm soát lãi suất của NHTƯ. Ở Châu Á năm 1997 cũng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính liên quan đến nhiều nước Đơng Nam Á và Hàn Quốc mà nguyên nhân cơ bản xuất phát từ việc Thái Lan tự do hóa tài chính. Lãi suất lên cao sau khi NHTƯ tự do hóa tài khoản vốn khiến dịng vốn bên ngồi ồ ạt kéo vào. Các cơng ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Sau đó khi các nhà đầu tư nhìn thấy những

rủi ro từ hệ thống tài chính ấy, họ đồng loạt rút vốn gây ra hiện tượng “đồng tiền tháo chạy”. Chính phủ Thái Lan cuối cùng không thể giữ nổi đồng baht và sau khi thả nổi, nội tệ Thái Lan giảm 50% so với Dolar Mỹ. Thời kỳ tăng trưởng hoàng kim của Thái Lan chấm dứt sau một loạt những sai lầm từ nỗ lực tự doa hóa tài chính.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 42 - 44)