CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT LINH HOẠT, THẬN TRỌNG GIAI ĐOẠN CUỐI 2009 – NAY:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 32 - 40)

CUỐI 2009 – NAY:

a) Khái niệm:

Từ cuối 2009, chính sách lãi suất được điều chỉnh linh hoạt, thận trọng nhằm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

b) Quá trình thực hiện và tác động:

 Năm 2010:

- Ngày 26/02/2010, nền kinh tế trở lại vận hành theo cơ chế lãi suất thỏa thuận theo Thông tư 07/2010/TT-NHNN của NHNN áp dụng với lãi suất cho vay (các kỳ hạn có kèm những điều kiện khác nhau).

- Ngày 16/10/2010, Luật Ngân hàng Nhà nước ra đời quy định về thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:

+ Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; + Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính phủ. (Theo mục “Thẩm quyền chính sách tiền tệ quốc gia”, phần “Chính sách tiền tệ”, trang thơng tin điện tử của Ngân hàng nhà nước.)

Luật cũng đã có một số điều chỉnh như sau về lãi suất:

- Với tái cấp vốn: đối tượng áp dụng ngồi các ngân hàng thương mại cịn có thêm các tổ chức tín dụng.

- Với lãi suất: NHNN có trách nhiệm cơng bố các loại lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn để chống cho vay nặng lãi và điều hành lãi suất trong các trường hợp bất thường. Như vậy, bản chất của lãi suất cơ bản đã thay đổi từ lãi suất tham chiếu để các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh thành cơ cở chống vay nặng lãi.

- Ngày 29/11/2010, theo quyết định số 2868/QĐ-NHNN, lãi suất cơ bản nội tệ được nâng lên thành 9%/năm.

 Năm 2011 – 2015: Quá trình thực hiện

- Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay cao (vượt ngưỡng 20%/năm), NHNN tiến hành ổn định lãi suất thông qua việc tái thiết lập khung lãi suất trần với cả lãi suất đầu vào và đầu ra, nhằm giảm thiểu sự cạnh tranh tiêu cực qua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại cũng như dễ dàng hóa khả năng vay vốn cho

doanh nghiệp. Từ tháng 03/2011, theo Thông tư 02/2011/TT-NHNN, lãi suất huy động nội tệ tối đa là 14,5%/năm cho các phương thức trả lãi cuối kỳ. Từ tháng 06/2011, theo Thông tư 14/2011/TT-NHNN lãi suất huy động tối đa với đôla Mỹ là từ 0,5% - 2%/năm. Các quyết định này nhằm mục đích tăng lợi ích của việc giữ nội tệ, khuyến khích người dân từ bỏ nắm giữ USD để ngăn chặn tình trạng đơla hóa nền kinh tế. Đến tháng 02/2016, mặt bằng lãi suất chỉ còn khoảng 6% - 9%/năm.

- Từ năm 2012, trong bối cảnh lạm phát giảm dần, NHNN tiến hành giảm các mức lãi suất điều hành, điều chỉnh cung tiền để đảm bảo thanh khoản, ra tín hiệu cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất. Từ tháng 06/2012, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm được dỡ bỏ. Một năm sau, trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng cũng không cịn. Tuy vậy, cùng thời điểm, có nhiều trần lãi suất khác xuất hiện: Tháng 05/2012 là trần lãi suất cho vay ngắn hạn với nội tệ trong 4 lĩnh vực (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ) và thêm doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào cuối năm. Các mức trần lãi suất khác được điều chỉnh giảm.

- Tình trạng đường “cong” lãi suất là một đường nằm ngang từ 2009 đã chấm dứt vào 11/06/2012, giúp đưa các hoạt động kinh doanh vào quỹ đạo ổn định và phân bổ hiệu quả nguồn vốn.

- Tính đến cuối 2015, các mức lãi suất điều hành giảm khoảng 8,5%/năm; trần lãi suất cho vay thơng thường cịn 7%/năm; trần lãi suất huy động còn 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi đơla Mỹ cịn 0%/năm.

Kết quả

- Lãi suất giảm, giá thành giảm, tạo điều kiện cho sản xuất:

+ Mặt bằng lãi suất cho vay (trừ ngắn hạn) tháng 02/2016 bằng khoảng 40% của cuối 2011.

+ Với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay chỉ cịn khoảng 6,5% (tính đến tháng 2/2016).

+ Với cho vay ngoại tệ, lãi suất được điều chỉnh giảm ngày càng tiệm cận mức 0% để tạo chênh lệch với nội tệ. Tính đến tháng 02/2016, lãi suất cho vay đôla Mỹ ngắn hạn là 3% - 5,5% và dài hạn từ 5,5% - 6,7%.

Bảng 4. Diễn biến lãi suất điều hành giai đoạn 2011 - 11/2015

 Nửa đầu năm 2016: Quá trình thực hiện:

* Ngày 23 tháng 2 năm 2016, Chỉ thị số 01/CT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành đã định hướng chính sách tiền tệ năm 2016 theo hướng kiểm

sốt lạm phát (mục tiêu dưới 5%), ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (mục tiêu 6,7%). Các công cụ tiền tệ được chỉ định thực hiện chủ động, linh hoạt, phù hợp với chính sách tài khóa, trong đó: Nghiệp vụ thị trường mở sử dụng linh hoạt để định hướng lãi suất; Cho vay tái cấp vốn với khối lượng và lãi suất hợp lý để đảm bảo thanh khoản; Điều hành lãi suất phù hợp với lạm phát, thị trường, diễn biến vĩ mô.

* Về cung tiền:

- Cung tiền được điều chỉnh hợp lý để ổn định lãi suất. Tính tại các thời điểm 20/03, 20/04, và 20/05/2016, cung tiền M2 lần lượt tăng 3,08%, 4,54% so với cuối 2015 và 5,88% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng nới lỏng tiền tệ này nhằm để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong bối cảnh tín dụng tăng, qua đó góp phần ổn định lãi suất.

- Từ 30/04/2016, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở có diễn biến mới theo Thông tư 42/2015/TT-NHNN về tư cách thành viên, điều kiện chấp nhận các giấy tờ có giá, danh mục giấy tờ có giá được giao dịch,…

* Về mặt bằng lãi suất:

- Các mức lãi suất điều hành được duy trì ổn định do thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo, mức huy động vốn tăng nhiều hơn mức tăng tín dụng (trong 6 tháng đầu năm, huy động vốn tăng 10,65%, tín dụng tăng 8,18%). - Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng được duy trì ở mức thấp từ cuối tháng

04/2016, là mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Từ cuối tháng 05/2016, lãi suất này lại tiếp tục giảm theo xu hướng mức giảm tỉ lệ nghịch với kỳ hạn. Tuy nhiên, từ đầu tháng 06/2016, lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng để

động tín dụng mới. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, một tuần đến ba tuần và một tháng lần lượt là 2,7%, 3%, 3,6% và 4% (/năm).

Bảng 5. Lãi suất liên ngân hàng từ 05/2015 đến 05/2016

Nguồn: Maritime Bank

- Mặt bằng lãi suất huy động trong 3 tháng đầu năm tăng nhẹ ở mức 0,2 –

0,3%/năm do quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm cịn 40% theo Thơng tư 36. Đồng thời, do mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn so với 2015 đã thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất đầu vào. Sau đó, lãi suất đi vào ổn định và được điều chỉnh giảm bởi một số tổ chức tín dụng từ tháng 04/2016. Cuối tháng 05/2016, NHNN chỉ đạo việc cân đối vốn và sử dụng vốn để ổn định lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay. Lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,8% - 5,4% với kỳ hạn dưới 6 tháng, từ 5,4%-7,2%/năm với kỳ hạn trên 6 tháng. Từ 14/06/2016, tại một số ngân hàng, lãi suất huy động dài hạn tăng 0,7% so với cuối 2015 nhằm cân đối nguồn vốn. Đầu tháng 07/2016, mặt bằng lãi suất huy động nội tệ là 0,8% -1%/năm ở mức không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5% - 5,4%/năm ở mức kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4% - 6,5%/năm ở mức kỳ

hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm; 6,4% - 7,2%/năm ở mức kỳ hạn trên 12 tháng.. Lãi suất huy động đôla Mỹ là 0%/năm. (theo Thông tin về hoạt động ngân hàng tuần từ 04 – 08/07/2016)

- Mặt bằng lãi suất cho vay tương đối ổn định. Cuối tháng 04/2016, dưới quy định của Chính phủ và NHNN về việc hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp, lãi suất cho vay ngắn hạn giảm 0,5%/năm và đặt mức trần lãi suất cho vay trung và dài hạn là 10%/năm. Tính đến đầu tháng 07/2016, lãi suất cho vay nội tệ phổ biến từ 6% - 10% . Lãi suất cho vay đôla Mỹ ngắn hạn là 2,8% - 5,2%/năm, trung và dài hạn là 5,1% - 6,2%.

- Lãi suất tái cấp vốn: Kể từ tháng 10/12/2015, theo Thông tư 18/2015/TT-

NHNN, lãi suất tái cấp vốn qua trái phiếu đặc biệt VAMC sẽ do Thủ tướng quyết định, nhưng không vượt quá 70% giá trị trái phiếu. Nếu quá hạn sẽ tính lãi bằng 150% lãi suất trên hợp đồng.

Kết quả

Theo Thông cáo báo chí ngày 11/08/2016 của Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng đã đạt được những kết quả sau: - Cung tiền được điều tiết hợp lý, huy động vốn tăng gần 10% đã giúp đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế.

- Thơng tư 36 và sau đó là thơng tư 06/2016/TT-NHNN được ban hành điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần đã xoa dịu áp lực lãi suất cho các tổ chức tín dụng.

- Các mức lãi suất huy động, cho vay, liên ngân hàng, lãi suất điều hành về cơ bản được giữ ổn định.

- Chênh lệch trong lãi suất huy động nội – ngoại tệ tiếp tục được duy trì, tình trạng đơla hóa được khắc phục.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 32 - 40)