KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NHNN

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 46 - 50)

Thứ nhất, Chính Phủ cần tiếp tục nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì mức tăng trưởng tốt đồng thời kiềm chế lạm phát. Một điều đáng lưu ý trong tiến trình ổn định kinh tế là phải khống chế được thâm hụt ngân sách ở mức dưới 5%/GDP. Tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ này ở Việt Nam luôn ở mức cao so với khu vực, riêng năm 2015 đã lên đến 5,4%/ GDP. Vì thế, một trong những nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới là phải giảm tình trạng bội chi ngân sách tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay. Không in thêm tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách và nợ nước ngoài bởi sẽ khiến lạm phát tăng cao.

Thứ hai, NHNN Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện năng lực quản lý thị trường tiền tệ theo hướng giảm bớt sử dụng các công cụ trực tiếp và tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp. Trước mắt, NHNN cần đẩy nhanh tiến độ việc gia tăng khả năng tác động cho các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ bao gồm

+ Nghiệp vụ thị trường mở (OMO): ra đời ở Việt Nam khá muộn. Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện là vào tháng 7/2000. Cho đến nay, nghiệp vụ thị trường mở đang được NHNN từng bước hoàn thiện. Mặc dù đã có nhiều bước tiến trong thời gian gần đây nhưng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa. Thứ nhất, NHNN tiếp tục gia tăng hóa các loại hàng hóa trên thị trường cả về số lượng và chủng loại. Việc gia tăng các hàng hóa sẽ làm tăng quy mơ tác động lên cung cầu vốn trên thị trường và từ đó gia tăng sức mạnh của công cụ tiền tệ này. Thứ hai, rút ngắn thời gian và chi phí giao dịch bằng cách giảm bớt thủ tục rườm rà, tăng cường áp dụng công nghệ cao vào hệ thống hoạt động của Sở giao dịch NHNN, phát triển hình thức giao dịch điện tử đảm bảo an tồn nhanh chóng. Theo thơng báo mới nhất, NHNN đã nâng cấp phần mềm hệ thống giao dịch theo dự án Hệ thống thơng tin quản lý và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng - FSMIMS và đưa vào vận hành từ tháng 6/2016 Thứ ba, NHNN có thể cân nhắc tăng số phiên giao dịch trong ngày cao hơn mức 2 phiên/ngày hiện nay. Thứ tư, cho phép nhiều tổ chức tín dụng hơn tham gia vào hoạt động trên thị trường mở nhằm thúc đẩy sự năng động của thị trường này. Hiện nay đã có khoảng 70 tổ chức tín dụng được phép hoạt động ở trên thị trường này2 tuy nhiên con số vẫn có thể tăng nếu NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng quy mơ nhỏ và vừa gia nhập.

+ Lãi suất tái chiết khấu: để NHTƯ là người cho vay cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng, cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành theo hướng sử dụng lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường.

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: để công cụ này phát huy đúng vai trị NHNN cần có sự điều chỉnh kịp thời với các diễn biến nền kinh tế tuy nhiên không nên quá đột ngột để ảnh hưởng đến việc kinh doanh của NHTM.

Cũng để đảm bảo năng lực quản lý thị trường tiền tệ, để tăng cường khả năng kiểm sốt cung tiền, NHNN nên có đề xuất với Chính phủ yêu cầu Kho bạc nhà nước gửi tiền tại tài khoản của NHNN Việt Nam. Hiện nay, Kho bạc nhà nước được tự do lựa chọn ngân hàng gửi tiền và cơ quan này đang gửi tiền tại các NHTM để hưởng lãi với tổng khối lượng tiền gửi khoảng 60.000 tỷ. Tuy nhiên, khi số tiền tương đối lớn như vậy được các NHTM sử dụng để cho vay thì NHNN khó có thể kiểm sốt được cung tiền và các chính sách tiền tệ khơng phát huy tác dụng như mong muốn.

Thứ ba, NHNN cũng cần nâng cao năng lực thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, giảm thiểu số lượng các tổ chức ngầm, chợ đen,…Khi NHNN không nắm trong tay công cụ lãi suất trực tiếp, sự can thiệp vào thị trường sẽ trở nên khó khăn và chậm hơn và địi hỏi các tính tốn kỹ. Tuy nhiên các chính sách được đưa ra chỉ có hiệu quả khi các số liệu NHNN có trong tay là tương đối chính xác, muốn thế địi hỏi NHNN phải quản lý được thị trường chặt chẽ đảm bảo các tổ chức tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, NHNN cũng phải nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giám sát, gia tăng cả về số lượng và chất lượng thanh tra viên. Đưa công nghệ cao vào hỗ trợ hoạt động thanh tra, giám sát để tăng tính minh bạch và hiệu quả.

Bản thân NHNN cũng cần nâng cao chất lượng hoạt động để xứng đáng với vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô. Một trong những lý do khiến Việt Nam thất bại trong tự do hóa lãi suất giai đoạn 2002-2006 là sự thiếu kinh nghiệm xử lý của NHNN

cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào, đảm bảo bộ máy cán bộ tập hợp những chuyên gia đầu ngành, có đức có tài phục vụ đất nước.

Thứ tư, NHNN cần hoàn thiện hệ thống phịng ngừa, cảnh báo rủi ro. Có thể đưa cơng nghệ hiện đại vào hỗ trợ phân tích, đánh giá. Nhanh chóng nâng cao chất lượng hệ thống kế tốn để có thể kiểm sốt rủi ro. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm. Có quy định rõ ràng về việc yêu cầu các NHTM báo cáo hoạt động kinh doanh, rủi ro lãi suất cho NHNN. Hiện nay NHNN đã quy định một số ngân hàng lớn ở Việt Nam áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II kể từ tháng 2/2016. Tuy nhiên, hiệp ước Basel II rất phức tạp, trong quá trình đưa vào thử nghiệm Basel II, rất nhiều ngân hàng lớn cũng đang gặp khó với những mơ hình tính tốn phức tạp hơn nhiều Basel I. Bản thân NHNN cũng chỉ có những cán bộ chun mơn rất cao mới có thể quản lý và hướng dẫn NHTM áp dụng. Trên thực tế Basel II khơng cịn xa lạ với nhiều ngân hàng trên thế giới và trong khu vực và hiệp ước Basel III cũng đã ra đời với việc trang bị thêm cơng cụ cảnh báo sớm. Vì thế, đồng thời với việc tích cực hướng dẫn các NHTM áp dụng Basel II, NHNN cũng nên sớm triển khai nghiên cứu về Basel III để tiến tới việc các NHTM Việt Nam tiệm cận với sự phát triển của các ngân hàng trên thế giới và giảm rủi ro hệ thống cho nền kinh tế.

Thứ năm, hệ thống khung pháp lý trong hoạt động tài chính tiền tệ cần được hồn thiện đảm bảo các tổ chức tín dụng hoạt động cơng khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên các quy định pháp lý khơng được rườm rà, mâu thuẫn gây lãng phí thời gian, tiền của và nguy cơ tham nhũng, quan liêu, làm giảm hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bản thân NHNN cần đóng vai trị tiên phong trong việc minh bạch hóa các hoạt động của chính sách tiền tệ.

Thứ sáu, cần xây dựng một lộ trình tự do hóa lãi suất hợp lý, chi tiết với từng bước đi cụ thể và có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình thực

tế ở Việt Nam. Chúng ta phải đặc biệt tránh tâm lý nơn nóng mà tự do hóa lãi suất khi các điều kiện chưa cho phép. Bài học từ các quốc gia và sự thất bại của chính Việt Nam khiến chúng ta càng phải cẩn trọng. Để tự do hóa lãi suất thành cơng cần rất nhiều điều kiện như đã phân tích ở trên vì thế cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan ban ngành với vai trò trung tâm thuộc về NHNN Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 46 - 50)