CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ
2.1. Quan hệ ViệtNam –Liên bang Nga trên lĩnh vực kinh tế thương mại
2.1.4. Những thành tựu đạt được và hạn chế
2.1.4.1. Những thành tựu đạt được
a. Phát triển hoạt động ngoại thương, tăng trưởng về cả kim ngạch, cơ cấu xuất nhập khẩu
Trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay, quan hệ kinh tế - thương mại hai nước đang có những bước phát triển mạnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước trong giai đoạn 2005-2013 tăng trung bình 24,18%/năm, gấp hai lần giai đoạn 1992-1999(11,6%) và tăng gần 30% so với giai đoạn 2000-2005
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
(18,87%). Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn từ cả hai nước trong việc phát triển thương mại song phương.
Trong giai đoạn 2005-2013, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga những mặt hàng thế mạnh như nông sản, thủy hải sản, đồ thủ cơng mỹ nghệ. Ngồi những mặt hàng trên, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được những mặt hàng có công nghệ và hàm lượng chế biến cao như linh kiện điện tử, hàng dệt may cao cấp, máy tính, xe dạp và phụ tùng xe đạp, đồ chơi trẻ em, sản phẩm từ nhựa và gỗ...
Ở chiều hướng ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nga chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phân bón, hóa chất, xăng dầu, gỗ và các sản phẩm của gỗ.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
b. Phát triển quan hệ hợp tác thương mại với Nga góp phần vào sự phát triển cơ sở vật chất và năng lực một số ngành
Việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay mệt may, đồ chơi, giày dép... tăng mạnh, cộng với việc ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh các mặt hàng này với Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ...đã tạo ra sức ép đổi mới về chất lượng, mẫu mã, bao bì, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, cải thiện công tác quản lý, tổ chức sản xuất. Điều này khiến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta được nhanh hơn.
2.1.4.2. Những hạn chế của quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam –Liên Bang Nga
a. Chưa có sự chuyển dịch nhanh trong cơ cấu xuất nhập khẩu
Trong quan hệ kinh tế thương mại hai nước giai đoạn 2005-2013, Việt Nam thường xuyên là nước nhập siêu. Chỉ đến những năm gần đây (năm 2012 và 2013), Việt Nam mới xuất siêu lần đầu kể từ khi thiết lập quan hệ thương mại với Nga. Tuy Việt Nam đã xuất khẩu một số mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ cao như máy tính, đồ mỹ nghệ, linh kiện điện tử.., nhưng nhìn chung, hàng hóa xuất khẩu vẫn chủ yếu là nông sản, thủy hải sản, hàng dệt may gia công chế biến.
b. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Liên bang Nga chưa tương xứng với tiềm năng cuả hai nước
Mặc dù kim ngạch ngoại thương giữa hai nước tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia còn rất thấp. Trong giai đoạn 2005-2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, chỉ dao động quanh ngưỡng 0,75-1,2%, trừ năm 2007, khi trị giá xuất khẩu sang Nga chiếm 1,74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
Ở chiều hướng ngược lại, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nga sang Việt Nam so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga thậm chí cịn thấp hơn, chỉ ở mức trung bình 0,2-0,3%.
Sở dĩ quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của hai nước là vì khả năng cạnh
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
tranh của hàng hóa Việt Nam còn thấp. Cạnh tranh trên thị trường liên bang Nga ngày càng trở nên gay gắt do có sự gia nhập của hệ thống phân phối, bán lẻ hiện đại của nước ngoài, cùng với việc các nước có nguồn nhân công rẻ như Trung Quốc, Ấn Độ...liên tục đẩy mạnh sản xuất hàng loạt, với chất liệu, kiểu dáng, thiết kế bắt mắt, hiện đại, điều này khiến hàng hóa Việt Nam ngày càng khó cạnh trạnh trên thị trương Nga.
Chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga cũng cao hơn nhiều so với hàng hóa xuất khẩu từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan do khoảng cách địa lý giữa hai nước khá xa xơi, trong khi đó phương tiện vận tải chưa thật sự hiệu quả làm đội giá thành hàng hóa Việt Nam lên cao, khó cạnh tranh với các nước khác.