Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại đầu tư VIỆT NAM LIÊN BANG NGA TRONG bối CẢNH mới (Trang 59 - 60)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ

3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại ViệtNam –Liên Bang Nga

3.2.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại

Thứ nhất, hai Nhà nước cần tăng cường hơn nữa quan hệ cấp cao. Trong thời gian gần đây, những cuộc tiếp xúc chính trị cấp cao giữa hai quốc gia đã đưa quan hệ đối tác chiến luược giữa Việt Nam - Liên bang Nga lên một tầm cao mới. Nét nổi bật của quan hệ chính trị Việt-Nga là có độ tin cậy cao với các hình thức hợp tác đa dạng. Chính nhờ những tác động tích cực của quan hệ chính trị bền chặt, hợp tác kinh tế Việt-Nga ngày càng được tăng cường với bốn lĩnh vực trụ cột gồm thương mại, đầu tư, dầu khí và năng lượng điện… Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng, hai bên càng cần hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này, đóng góp thiết thực vào việc duy trì mơi trường hịa bình và ổn định, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế ở mỗi nước, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga.

Thứ hai, thuận lợi hoá thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Thuận lợi hóa thương mại được hiểu theo nghĩa chung là những qui định giúp đơn giản hóavà hài hịa hóacác thủ tụcthương mại quốc tế; bao gồm các thủ tục và giấy tờ liên quan đến việc thu thập, trình bày, và xử lý các thơng tin cần thiết cho giao dịch thương mại quốc tế. Các lợi ích thu được trong việc thuận lợi hóa thương mại có thể được đánh giá thơng qua các chi phí giao dịch thương mại, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí chuẩn bị các giấy tờ thơng quan tại hải quan, chi phí vận chuyển hàng hóa, hay chi phí tài chính… Chi

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

người bán tới người mua.

Các lợi ích thu được khi tiến hành thuận lợi hóa thương mại khơng chỉ bao gồm việc giảm chi phí trong giao dịch thương mại, mà còn bao gồm việc giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế. Tạo thuận lợi cho thương mại đem lại những lợi ích to lớn cho cả chính phủ và hai bên mua bán, được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.1: Lợi ích của việc thuận lợi hóa thương mại tới chỉnh phủ và người mua bán

Lợi ích với chính phủ Lợi ích tới người mua bán - Tăng hiệu quả trong q trình kiểm sốt

- Tăng hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên

- Tăng thêm lợi nhuận - Củng cố quan hệ mua bán

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài - Tăng tốc độ phát triển kinh tế

- Giảm chi phí và thời gian

- Đẩy nhanh q trình làm thủ tục giấy tờ do có sự thống nhất về chính sách

- Đơn giản quá trình trao đổi thương mại trong nước và quốc tế

- Tăng cường cạnh tranh

Nguồn: Economic Commission for Europe (ECE)

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại đầu tư VIỆT NAM LIÊN BANG NGA TRONG bối CẢNH mới (Trang 59 - 60)