CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ
3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại ViệtNam –Liên Bang Nga
3.2.2. Chính sách khuyến khích và trợ giá hàng xuấtkhẩu
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và trợ giá hàng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nga cũng như xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc... và nhiều thị trường của các nước khác trên thế giới đều phải được coi trọng như nhau. Chính sách này hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do nhiều nguyên nhân: Giá mua nguyên vật liệu đầu vào sản xuất trong nước cao, khơng có tàu chuyến thường xun giữa Việt Nam và Liên bang Nga nên khi có cước phí vận chuyển cao, đồng Rúp ở Nga biến động thất thường... nên nhiều doanh nghiệp làm ăn với Nga bị rủi ro cao và dễ thua lỗ. Trong những năm gần đây, đa số các lô hàng nhập khẩu vào Nga đều phải chịu thua lỗ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
trung bình từ 20 - 30%, có trường hợp lên tới 50%. Do đó, để khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn với thị trường Nga, Chính phủ cần có sự trợ giá xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian đầu và khi tình hình Nga cịn đang mất ổn định, có vậy hàng Việt Nam mới có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nga. Vấn đề này theo một số tài liệu, hiện nay các nước phương Tây đều dùng chính sách lấy giá bán trong nước cao hơn giá thành sản xuất để tài trợ cho xuất khẩu đối với một số nhóm hàng, trong đó có hàng nơng sản thực phẩm, nhóm hàng mà Việt Nam xuất chủ yếu sang Nga. Theo chính sách này mọi hàng hóa xuất khẩu đều được hỗ trợ đầu vào, bảo đảm hiệu quả sản xuất và xuất khẩu được lâu dài, đặc biệt được ưu tiên cho những mặt hàng có giá trị tăng cao, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước. Thủ tục hỗ trợ của Nhà nước cần phải hết sức đơn giản, không gây chậm chễ, phiền hà đối với các doanh nghiệp. Về một số mặt hàng mà Việt Nam có hướng đẩy mạnh xuất khẩu vào Nga, Nhà nước cần có chính sách mặt hàng cụ thể đối với những mặt hàng đó. Trong đó, nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang Nga như hỗ trợ vốn hoặc lãi suất cho vay để doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng hàng, giúp đỡ doanh nghiệp khi sản xuất loại hàng mới bằng cách miễn giảm thuế, thưởng cho các đơn vị sản xuất và xuất khẩu được nhiều sản phẩm sang Nga và bù lỗ khi sản xuất mặt hàng phải chịu tác động bởi các yếu tố thời tiết, bệnh dịch hay gặp phải những biến động thất thường khác gây rủi ro lớn cho người sản xuất.
Mặt khác, về vấn đề thuế, ở tầm quốc gia, Nhà nước cần đề nghị với Liên bang Nga để phía Nga có thể xếp Việt Nam thuộc nhóm các nước kém phát triển chứ khơng phải nằm trong nhóm các nước đang phát triển như hiện nay với lý do mức thu nhập GDP (Tổng thu nhập quốc nội) của Việt Nam cịn q thấp khơng thể xếp ngang với các nước ở châu Á như Singapore, Malaysia... Qua đó, Việt Nam có thể hưởng mức miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu vào Nga, phần nào giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh còn yếu kém hiện nay.