Đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga vào ViệtNam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại đầu tư VIỆT NAM LIÊN BANG NGA TRONG bối CẢNH mới (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ

2.2. Quan hệ ViệtNam –Liên bang Nga trên lĩnh vực đầu tư

2.2.2. Đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga vào ViệtNam

2.2.2.1. Tổng quan về tình hình đầu tư

Liên bang Nga là một trong những quốc gia có đầu tư đáng kể vào Việt Nam,

25% 18% 12% 45% VỐN Lào Campuchia Nga Thị trường khác

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

với 106 dự án đầu tư còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký 1,95 tỷ USD, đứng thứ 17/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.20

Các nhà đầu tư Liên bang Nga đã đầu tư vào 13/21 ngành kinh tế trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Trong đó tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo; khai khoáng…

Vốn đầu tư của Nga phân bổ ở 24/63 tỉnh, thành của Việt Nam (tính cả khu vực dầu khí ngồi khơi). Trong đó, tỉnh Bình Định dẫn đầu nhờ thu hút được dự án lớn nhất của Nga tại Việt Nam hiện nay. Khu vực dầu khí ngồi khơi thu hút được 6 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 531,2 triệu USD21.

Số vốn và số dự án của Liên bang Nga đầu tư vào Việt Nam có xu hướng gia tăng. Cuối năm 2007, với sự tham gia của vốn tư bản Nga, Việt Nam đang thực thi 54 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 302 triệu USD, đứng thứ 23 trong tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam

Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2008, Liên bang Nga đã đầu tư vào Việt Nam thêm 4 dự án mới trị giá 68.7 triệu USD. Thành công này đã nâng tổng số vốn đầu tư của Liên bang Nga còn hiệu lực tại Việt Nam lên 58 dự án với trị giá gần 370 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2009, Nga có 2 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 329,8 triệu USD, đứng thứ 5 trong 35 nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga đã ký kết nhiều hợp đồng với đối tác Nga với tổng trị giá hơn 1.1 tỷ USD (tháng 9/2007), Biên bản ghi nhớ về Dự án xây dựng tổ hợp khai thác chế biến bôxit – alumin tại Việt Nam, Hiệp định đầu tư theo đề án “Làng Việt tại Matxcơva” và nhiều thỏa thuận khác đã tạo cơ sở, xung lực đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga nói chung và quan hệ đầu tư nói riêng vươn lên tầm cao chất lượng mới. Đặc biệt ngày 25/10/2008, VRBC được thành lập nhằm tạo ra một diễn đàn kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Đây chính là nguồn cung cấp thơng tin tương hỗ và là hoa tiêu dẫn đường cho các doanh nghiệp của hai bên.

20 http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/2892/Tinh-hinh-hop-tac-dau-tu-giua-Viet-Nam-va-Lien-bang-Nga

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhiều tập đồn kinh tế lớn của Liên bang Nga đã có mặt và đầu tư vào thị trường Việt Nam nhất là tập đồn Sylovye Mashiny tại Sant–Pêterburg. Đây chính là một trong những cơ sở dẫn đầu thế giới về sản xuất và cung cấp thiết bị cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử và cả thiết bị tải điện, phân phối điện. Các cơng ty của tập đồn này trong mấy chục năm qua đã cung cấp các thiết bị cho nhiều nhà máy điện lớn ở nước ta như nhà máy tủy điện Thác Bà, nhà máy thủy điện Trị An, nhà máy thủy điện Hịa Bình…Nhìn chung quan hệ đầu tư giữa Nga và Việt Nam tuy được đánh giá chiếm vị trí đặc biệt trong khối ASEAN, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

2.2.2.2. Lĩnh vực đầu tư của Liên bang Nga vào Việt Nam.

Lĩnh vực đầu tư mạnh nhất là cơng nghiệp dầu khí và năng lượng.Đây là hai lĩnh vực hợp tác truyền thống và có hiệu quả giữa hai nước.Hợp tác trong lĩnh vực

dầu khí đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước và là lĩnh vực hợp tác rất khả

quan, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga. Xí nghiệp Liên doanh dầu khí “Vietsopetro” thành lập năm 1981 đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng tiêu biểu cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga, là trụ cột của ngành thăm dị và khai thác dầu khí của Việt Nam.Năng suất khai thác dầu khí của Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro rất cao. Năng suất khai thác dầu đạt 15822triệu tấn (2007).Đến năm 2008 đã khai thác được hơn 175 triệu tấn. Nước Nga đã thu được 7.3 tỷ USD lợi nhuận trong việc hợp tác khai thác dầu khí. Tháng 10/2008, Việt Nam và Liên bang Nga đã ký Nghị định thư chuyển đổi Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sau năm 2010.

Lĩnh vực năng lượng là hướng hợp tác truyền thống và có hiệu quả giữa hai nước mà cơng trình tiêu biểu nhất là nhà máy thủy điện Hịa Bình, đã và đang góp phần quan trọng vào thành tích phát triển kinh tế của Việt Nam. Liên bang Nga vẫn giữ vị trí hàng đầu trong ngành năng lượng. Liên bang Nga đã đầu tư xây dựng, tham gia thiết kế, cung cấp thiết bị và hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho nhiều cơng trình năng lượng ở Việt Nam như nhà máy thủy điện Thác Bà; nhà máy thủy điện SêSan- 3; nhà máy thủy điện Play Krong; đặc biệt là nhà máy thủy điện Yaly với sự hợp tác

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

và giúp đỡ kỹ thuật của Nga có cơng suất 720 MW la một trong những nhà máy thuỷ điện lớn nhất Việt Nam.

Liên bang Nga còn cung cấp thiết bị cho nhà máy thủy điện Đa My, nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại, hợp tác với Tổng cơng ty lắp máy Việt Nam lắp đặt và đưa vào sử dụng thiết bị cơ thủy lực cho nhà máy thủy điện Đa My, Cảnh Đơn. Liên bang Nga cịn tham gia đầu tư nhà máy thủy điện Sơn La với tổng vốn đầu tư là 5 tỷ USD. Liên bang Nga tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc cải tạo, xây mới và hiện đại hóa các nhà máy điện tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tập đồn khí đốt Gazprom của Liên bang Nga cũng đang mở rộng hợp tác với Petrovietnam.

Vào năm 2008, các tập đoàn kinh tế hai nước đã ký với nhau nhiều thỏa thuận hợp tác đầu tư tạo lực đẩy cho quan hệ đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga phát triển hơn trong thời gian tới. Tập đoàn Tân Tạo đã ký với đối tác Nga các thỏa thuận hợp tác cung cấp thiết bị cho nhà máy Nhiệt điện Kiến Lương (Kiên Giang); Tập đồn Cơng nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam ký thỏa thuận thành lập Liên doanh sản xuất xe tải Kamaz tại Việt Nam; Tổng công ty Phong Phú đã ký hợp đồng xây dựng tổ hợp may mặc trị giá 20 triệu USD. Ngoài ra, Tổng cơng ty Bến Thành cịn ký với đối tác Nga thỏa thuận xây dựng Làng Việt Nam tại thủ đô Matxcơva…

Song song với việc hợp tác trên lĩnh vực dầu khí, năng lượng, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thông tin liên lạc của Nga cũng bắt đầu đầu tư vào Việt Nam như Vympelcom đầu tư 1.5 tỷ USD để tham gia doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam. Việc khai thác và chế biến quặng bôxit, sản xuất nhôm và alumin cũng sẽ trở thành một trong nhũng lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Hiện nay, tập đoàn Rusal của Nga đã quyết định đầu tư 1.5 – 2 tỷ USD ngay trong giai đoạn đầu của dự án sản xuất nhơm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hai bên cịn bắt tay hợp trong công nghiệp than với việc cùng tham gia hợp tác trong các dự án và xây dựng các công ty than, tham gia hợp tác nghiên cứu khoa học, cung cấp thiết bị khai thác và vận chuyển than của Nga, cung cấp các thiết bị thay thế và dịch vụ hậu mãi, xây dựng tại Việt Nam công ty liên doanh sản xuất thiết bị khai thác mỏ thiết bị an toàn cháy nổ.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sau lĩnh vực dầu khí, năng lượng, hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng, lắp ráp chế tạo máy được đẩy mạnh với nhiều dự án hợp tác được triển khai. Trong lĩnh vực xâu dựng, Tập đoàn xây dựng Mirax đầu tư xây dựng tổ hợp cao cấp 5 sao gồm 300 phòng nghĩ hiện đại và 100 biệt thự trên diện tích 16 ha đất biển thuộc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) và tổ hợp đa năng hiện đại tại các thành phố như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; Nhà máy kéo Trelabin URALTRAK đã đàm phán với các lãnh đạo công ty xây dựng Việt Nam để cung cấp và tổ chức dịch vụ hậu mãi máy xây dựng thơng qua việc hóp tác với cơng ty VU-TRAK. Trong lĩnh vực chế tạo máy, hợp đồng nhượng quyền lắp ráp xe tải Kamaz với công ty Vinacon được thực hiện, 3 mẫu xe Kamaz xuất xưởng với số lượng là 690 xe tải (2007) và đã mạnh lên 1220 xe vào năm 2013. KrasPromAvto hợp tác trong lĩnh vực cung cấp ô tô Model Gazel, ô tô bus Model PAZ – 20574, lắp ráp ô tô hiệu Ural.

Trong lĩnh vực tổ hợp công - nông nghiệp,hai nước Việt Nam – Liên Bang Nga đã thống nhất thực hiện dự án liên doanh Nga - Việt nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng chè và thực hiện chế biến chè trên lãnh thổ Việt Nam. Liên bang Nga và Việt Nam thỏa thuận thành lập xí nghiệp liên doanh trồng chè, chế biến, và đóng gói chè tại Thái Ngun với cơng suất bình qn 5000 tấn/năm Nga cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy đóng gói chè tại Nga và giới thiệu sản phẩm chè Việt Nam tại 56 siêu thị trên toàn Liên bang Nga.

Ngoài ra, Liên bang Nga và Việt Nam cịn thành lập các xí nghiệp liên doanh, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhiệt đới như cà phê, rau quả. Liên bang Nga đã tập trung xây dựng một kho lạnh ở Tân Thuận với công suất 4000 tấn, hợp tác trong việc cung cấp cao su từ 15-20 ngàn tấn/năm, cung cấp dầu thực vật 3500 tấn/năm, chế biến và cung cấp dược liệu từ các cây thuốc nam trị giá hàng chục triệu USD. Hai bên đã triển khai các chương trình hợp tác về chọn giống, phân bón và đào tạo các cán bộ; Chương trình kiểm dịch thú y với sự giám sát bởi các bác sỹ thú y Nga tai các xí nghiệp chế biến thịt lợn tại Việt Nam, nhờ vậy sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Nga tăng đáng kể vượt mức 10000 tấn. Hai bên thoả thuận tiếp tục hợp tác cải tạo các xí nghiệp đang hoạt động, thiết kế và xây dựng những cơng trình mới, tiến hành áp dụng những công nghệ tiên tiến của Nga và những phương tiện cơ giới hoá đồng bộ, hiệu suất cao cho việc làm sạch tại các vỉa than.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

So với các nhà đầu tư khác ở châu Á, lĩnh vực chiếm ưu thế trong hoạt động đầu tư Liên bang Nga là dầu khí, năng lượng tiếp đến là hàng nông sản, xây dựng. Việt Nam - Liên bang Nga đã và đang nâng cao khả năng mở rộng hợp tác đầu tư chế biến nông - thủy sản Việt Nam tại Nga và lắp ráp ô tô, khai thác than đá cũng như thông tin liên lạc ở Việt Nam. Tuy nhiên với nguồn vốn tài chính cịn hạn chế và thiếu các ngành kinh tế mũi nhọn, khả năng đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga vào Việt Nam không nhiều. Ngày nay, các doanh nghiệp Nga tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc tìm hiểu thị trường Việt Nam và đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh như dầu khí, khống sản với các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhìn chung, số vốn và số dự án của Liên bang Nga tăng nhưng tương đối chậm, vốn đầu tư phân bố tương đối phù hợp với tình hình Việt Nam. Tuy vốn đầu tư vào Việt Nam không quá lớn, song nhiều dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam đều tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, như năng lượng và dầu khí. Tổng thống Nga Putin, ngay trước chuyến thăm Việt Nam cũng đã có bài viết về một “chân trời hợp tác mới” Nga - Việt, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trị then chốt của hai lĩnh vực cơng nghiệp nói trên trong hợp tác đầu tư song phương.

Hầu hết các dự án đầu tư của Liên bang Nga vào Việt Nam là dưới hình thức liên doanh (chiếm hơn 80%23 tổng số dự án). Đây là điều dễ hiểu vì bởi các dự án đầu tư của Nga đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong khi đó Liên bang Nga có hạn chế nhất định về khả năng tài chính. Với các dự án địi hỏi vốn đầu tư không lớn nhưng Liên bang Nga chủ yếu sử dụng hình thức 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Những dự án này không nhiều và chủ yếu phục vụ cho việc chế biến, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga. Hơn nữa hình thức liên doanh phù hợp với thị trường Việt Nam giúp các nhà đầu tư có thể giảm thiểu các rủi ro trong quá trình đầu tư. Nhịp độ đầu tư FDI của Liên bang Nga vào Việt Nam tương đối đều, ổn định giúp Việt Nam duy trì đều đặn các nguồn vốn cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Quy mô đầu tư của các dự án này tương đối lớn. Trong giai đoạn 2006- 2012 bình quân một dự án đạt khoảng 77 triệu USD 24vượt xa một số nước có vốn đầu tư vào Việt Nam như Hàn Quốc, Singapore. Những dự án đầu tư với quy mơ lớn có lợi cho Việt Nam trong việc phát huy các thế mạnh của đất nước và thu hồi vốn trong các cơng trình trọng điểm quốc gia, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho số đơng lao động Việt Nam đồng thời góp phần phát triển kinh tế- xã hội.

Các nhà đầu tư Liên bang Nga chủ yếu đầu tư vào các thành phố lớn như Quảng Ngãi, Hà Nội, Đà Nẵng trong khi các vùng khác vùng khác có tiềm năng phát triển nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa chưa được sự chú ý đầu tư của Liên bang Nga.

2.2.3. Những thành tựu đạt được và hạn chế

Các nhà đầu tư Liên bang Nga đã đóng góp một phần khơng nhỏ cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Đó là một nguồn ngoại lực quan trọng, một trong những nguồn vốn quan trọng cho Việt Nam đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở ra nhiều ngành nghề mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.

Với mục tiêu phát triển kinh tế, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề quan trọng, điều cốt lõi của Việt Nam là huy động tối đa các nguồn lực trong nước và sự sáng tạo của các thành phần kinh tế kết hợp với nguồn lực bên ngồi trong đó có vốn đầu tư từ Liên bang Nga. Để thực hiện được điều đó Việt Nam cần phải cải thiện môi trường đầu tư một cách thơng thống, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư đồng thời thống nhất cơ chế quản lý đầu tư từ trung ương đến địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi nói chung và các nhà đầu tư Liên bang Nga nói riêng góp phần phát triển đất nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga cịn có một số hạn chế. Liên bang Nga là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhưng hoạt động đầu tư vào Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) PHÁT TRIỂN QUAN hệ THƯƠNG mại đầu tư VIỆT NAM LIÊN BANG NGA TRONG bối CẢNH mới (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)