CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ
2.2. Quan hệ ViệtNam –Liên bang Nga trên lĩnh vực đầu tư
2.2.1. Đầu tư trực tiếp củaViệtNam sang Liên bang Nga
Nga là thị trường đầu tư lớn thứ ba của Việt Nam trong tổng số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ mà doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư. Tính đến cuối năm 2009, Việt Nam đầu tư 17 dự án vào Liên Bang Nga , với tổng vốn đầu tư 945,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 21,5% tổng vốn đăng ký đầu tư của Việt Nam ra nước ngồi. Trong số các dự án này, có một số dự án rất đáng chú ý như Công ty cổ phần Đầu tư Trung tâm thương mại Hà Nội – Matxcova, Tổ hợp khách sạn – văn phòng và trung tâm phát triển du lịch thương mại Việt Nam tại Mátxcova.
Tính đến cuối năm 2014, có 890 dự án đầu tư đã được cấp phép đầu tư, tổng vốn đăng ký từ phía Việt Nam đến nay đạt 19 tỷ USD19. Các thị trường thu hút vốn đầu tư lớn nhất là Lào (chiếm 24,89% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam), Campuchia(18%), Nga (12%), Venezuela (9,5%), Peru (7%), còn lại là các thị trường khác có vốn đăng ký chiếm dưới 5% tổng vốn Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam
Đơn vị: %
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài (2014)
Các doanh nghiệp Việt Namgđầu tư vào Nga chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp (chiếm 82,8% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Liên Bang Nga). Ngoài ra, lĩnh vực nông – lâm nghiệp và dịch vụ cũng đều được các doanh nghiệp Việt đầu tư, song vốn đầu tư chưa lớn (chỉ chiếm lần lượt 16,4% và 2,5%).
Theo số liệu của bộ Phát triển Kinh tế Liên Bang Nga, hiện nay có khoảng hơn 300 doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài của Việt Nam hoạt động sản xuất tại Nga, một số ít cơng ty làm việc trong lĩnh vực dịch vụ.
Bên cạnh đó, Nga thu hút khá nhiều số lượng người Việt Nam sang sinh sống và làm việc. Từ năm 2005 -2013, dân số người Việt tại Nga không ngừng tăng nhanh, từ 100.000 người năm 2007 đã tăng lên 134.000 cuối năm 2012.