4. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nấm ăn ở
4.3.7. Về khoa học công nghệ
+ Cần tăng c−ờng nghiên cứu, hoàn chỉnh các công nghệ thích hợp cho từng loại nấm ăn, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, đồng thời tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ nuôi trồng mới để chuyển giao đến tận tay ng−ời sản xuất. Cần tập trung hoàn thiện công nghệ nuôi trồng các loại nấm phổ biến hiện nay nh−: nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ.
+ Cần hoàn thiện các công nghệ và thiết bị trong các khâu xử lý nguyên liệu, chăm sóc và thu hái nấm, cách phòng trừ sâu bệnh hại nấm.
+ Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất nấm ở quy mô hộ trồng nấm có diện tích lán trại lớn và “làng sản xuất nấm”, tiến tới sản xuất nấm với quy trình kỹ thuật và công nghệ cao.
+ Nuôi trồng nấm là một nghề sản xuất mới đối với tỉnh Bắc Giang, vì thế cần phải nghiên cứu thực tiễn các mô hình sản xuất mới, công nghệ mới đang đ−ợc áp dụng phát huy hiệu quả ở các tỉnh bạn, xây dựng các mô hình nuôi trồng để xây dựng quy trình kỹ thuật cho phù hợp với sản xuất trong tỉnh.
+ Tập huấn kỹ thuật trồng và chế biến nấm, tổ chức nhiều hội nghị tại thực tế ở nhiều mô hình sản xuất khác nhau ở các địa ph−ơng trong tỉnh để nông dân hiểu biết và làm theo.
+ Cần phải nghiên cứu các ph−ơng pháp trồng nấm mới vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của từng địa ph−ơng. Hiện nay một ph−ơng pháp trồng nấm rơm mới vừa đơn giản, vừa đem lại hiệu quả cao ch−a từng thấy đã xuất hiện tại Đak Hà (Kon Tum) Anh Nguyễn Tiến Hải, trú tại thôn 7 xã Đăk La, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã áp dụng ph−ơng pháp mới lạ này: đắp rơm đã ủ trực tiếp xuống v−ờn nhà, cấy giống rơm vào đấy, giữ độ ẩm thích hợp cho rơm, nấm sẽ xuất hiện và phát triển. Với thời gian mới chỉ hơn một tháng (kể từ khi ủ rơm, xuống giống) gia đình anh đã có thu nhập trên 7 triệu đồng trên diện tích gần 800m2. Một con số không nhỏ đối với gia
đình làm nông (Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn An Giang 20/12/2005)[25].