Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào ngành Côngnghệ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghệ thông tin ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG 1 : Tổng quan về FDI và ngành Côngnghệ thông tin

1.3. FDI vào ngành Côngnghệ thông tin

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào ngành Côngnghệ

thông tin

Dựa theo cách phân loại của UNCTAD (Vũ Chí Lộc, 2012), có thể xem xét tới những yếu tố đặc biệt sau đối với việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào ngành Công nghệ thông tin của một quốc gia.

1.3.2.1. Các yếu tố kinh tế

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một ngành. Để thu hút được FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an tồn địi hỏi mơi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được mơi trường kinh tế vĩ mơ ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mơ được đánh giá thơng qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thơng qua các cơng cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ cơng nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thơng và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi trong ngành CNTT. Khu cơng nghiệp Thẩm Quyến của Trung Quốc là một điển hình thành cơng khi đã thu hút được nhiều dự án, nhà máy lắp đặt tại đây, trong đó có nhà máy Foxconn của Apple. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại bên trong khu chế xuất là quan trọng nhưng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho khu chế xuất, vị trí địa lý và các cơ chế chính sách khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của các khu chế xuất. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở cơng nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành cơng nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đối tác tin cậy để các cơng ty nước ngồi có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến đối với sản xuất ngành CNTT.

Chi phí sản xuất

Trong ngành Cơng nghệ thơng tin, hầu hết các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các nước là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngồi trong ngành Cơng nghệ thơng tin. Bên cạnh đó, đặc thù của ngành CNTT là hàng hóa ln có tiềm năng xuất khẩu sang nhiều nước, thậm chí tồn thế giới, do đó hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các cơng ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngồi chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cũng cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gia CNTT nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào quan thuế và phi quan thuế, cũng như giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.

Nguồn nhân lực

Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các cơng ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Đặc biệt là đối với một ngành công nghiệp đặc thù như Công nghệ thông tin, vừa yêu cầu lao động có hàm lượng trí thức cao phục vụ nghiên cứu, quản lý, vừa địi hỏi một nguồn nhân cơng dồi dào, giá rẻ để làm việc trong các nhà máy thì yếu tố nguồn nhân lực phải được ưu tiên xem xét hàng đầu. Ngoài ra, động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Các nhà máy Trung Quốc có quy mơ lớn và linh hoạt hơn rất nhiều so với các nhà máy của Mỹ. Họ có thể huy động hàng chục nghìn lao động chỉ trong một đêm. Lý do là bởi Trung Quốc có rất nhiều lao động thừa thãi và tập trung rất nhiều quanh các nhà máy, nên các nhà sản xuất có thể dễ dàng tập trung một số lượng lớn nhân cơng ngay khi cần thiết. Ngồi ra, cơng nhân của Trung Quốc có những kỹ năng cần thiết để chế tạo các thiết bị phức tạp mà không phải mất quá nhiều chi phí cho họ.

Tài nguyên thiên nhiên

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phần cứng CNTT. Đối với lĩnh vực phần cứng, các loại tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong sản xuất bao gồm các loại kim loại như sắt, niken, thiếc,… và các tài ngun vơ cơ như cacbon, chì, các chế phẩm từ dầu hỏa… Những loại tài nguyên này thường được tìm thấy và khai thác ở một số địa điểm nhất định trên thế giới. Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở ngành CNTT trong các thập kỷ qua. Thực tế cho thấy, trước khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong CNTT (cũng là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên, được ví là cơng xưởng của toàn thế giới), FDI chỉ tập trung vào một số quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như Brazil, Indonesia, Malaysia Mexico và Singapore trong giai đoạn 1973-1984.

Khu vực công nghiệp phụ trợ

Theo định nghĩa của Cục phát triển Công nghiệp phụ trợ (CNPT) Thái Lan: CNPT là các ngành công nghiệp cung cấp các linh phụ kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói kiểm tra cho các ngành cơng nghiệp cơ bản. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm CNPT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CNPT có vai trị rất quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực Công nghệ thông tin, đồng thời, kích thích phát triển doanh nghiệp CNTT nhỏ và vừa trong nước. Muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, CNPT phải đi trước một bước, tạo nên cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp phần cứng bởi lẽ bản thân các tập đoàn và các công ty lớn về phần cứng hiện cũng chỉ giữ lại trong quy trình của mình các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì tất cả gói gọn trong một công ty hay nhà máy. Xuất khẩu phần cứng là lĩnh vực đang phát triển mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Các mặt hàng này thường có hàng trăm hoặc hàng ngàn bộ phận, linh kiện ở nhiều tầng lớp, từ những loại thông thường đơn giản đến những loại có cơng nghệ rất cao. Đối với các cơng ty nước ngoài đầu tư vào ngành sản xuất này, tỷ lệ nội địa hố càng cao càng có lợi. Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ chiếm từ 5- 10%, do đó khả năng nội địa hố có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, tỷ lệ của chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNPT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Chừng nào các ngành phụ trợ sẵn có chưa được cải thiện đồng loạt, nhiều DNNVV của nước ngoài chưa đến đầu tư ồ ạt thì FDI của các cơng ty lớn khơng thể tăng hơn.

CNPT cịn góp phần thúc đẩy việc chuyển giao cơng nghệ, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất trong ngành CNTT. Bởi lẽ, dưới áp lực cạnh tranh, các công ty CNPT phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI.

1.3.2.2. Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh

Đây là những yếu tố được ban hành bởi các nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Những yếu tố này có thể kể đến: hoạt động xúc tiến đầu tư, các biện pháp khuyến khích đầu tư (miễn giảm thuế, ưu đãi về thuế, ưu đãi

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

quản lý, thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích, cơng cộng nhằm nâng cao chất lượng đời sống con người.

Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của sự quan tâm của chính phủ đối với mơi trường xã hội. Mơi trường xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Những thực tế về việc công nhân bị bóc lột trong dây chuyền sản xuất iPhone và iPad ở Trung liên quan đến làm việc quá giờ, rủi ro sức khỏe... đã khiến cho nhiều nhà đầu tư FDI e dè khi xây dựng nhà máy ở đất nước này. Do đó, chính phủ đóng vai trị quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, bao gồm cả vật chất và đời sống tinh thần của công nhân viên trong các nhà máy, doanh nghiệp FDI trong ngành CNTT nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư.

1.3.2.3. Khung chính sách và luật pháp

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước đang phát triển khơng chỉ được quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chính trị. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mơ, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem là rất quan trọng. Có sự liên quan rất chặt chẽ giữa ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng một vai trị rất quan trọng. Các chính sách đãi ngộ đối với các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp lớn tại Việt Nam là một ví dụ như thế.

Ngồi ra, đối với một lĩnh vực cơng nghệ cao địi hỏi nhiều chất xám như ngành Công nghệ thông tin thì mơi trường pháp luật về vấn đề bảo vệ bản quyền và Sở hữu trí tuệ là một yếu tố hàng đầu trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Hiện nay, tài sản vơ hình được xem là một trong các thành tố góp phần vào sự phát triển và sự thành đạt của doanh nghiệp. Tài sản vơ hình ngày càng thể hiện vai trị và to lớn của nó trong khối lượng tài sản của một cơng ty, thậm chí, ở nhiều nước phát triển, tài sản vơ hình vượt qua cả tài sản hữu hình để chiếm phần lớn giá trị của một doanh nghiệp. Việc sở hữu bản quyền đối với các sản phẩm của mình từ lâu đã trở thành cuộc đua giữa các hãng công nghệ, các hãng giờ đây cạnh tranh về thương hiệu, vị trí của mình khơng cịn giựa nhiều vào doanh số, lợi nhuận, quy mô nữa mà

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dựa vào các sản phẩm về trí tuệ, cụ thể là các bản quyền. Như cơng ty của Apple thì nguồn tài sản của việc Sở hữu trí tuệ chiếm phần lớn tổng giá trị của tập đoàn này. BlackBerry đang nắm 5236 bằng sáng chế được đăng kí ở Mỹ, có giá trị từ 2 tới 3 tỉ USD. Mở rộng ra hơn nữa, ở Mỹ và các nước phát triển thì tổng giá trị tài sản vơ hình về phát minh sáng chế chiếm một phần không nhỏ trong tổng tài sản của quốc gia, và nó thậm chí càng ngày càng góp phần làm tăng khoảng cách giàu nghèo đối với các nước chậm phát triển.

Do đó, việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là chế định bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là vô cùng cần thiết. Điều này nhằm tạo cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp FDI yên tâm và chủ động trong việc đầu tư, nghiên cứu và bảo vệ tài sản vơ hình của mình.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO

NGÀNH CƠNG NGHỆ THƠNG TIN Ở VIỆT NAM

2.1. Khái quát về ngành Công nghệ thơng tin ở Việt Nam 2.1.1. Sự hình thành của ngành Công nghệ thông tin Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghệ thông tin ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)