Chiến lược phát triển ngành Côngnghệ thông tin Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghệ thông tin ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 1 : Tổng quan về FDI và ngành Côngnghệ thông tin

3.1. Chiến lược phát triển ngành Côngnghệ thông tin Việt Nam giai đoạn

2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ Việt Nam

Sau khi mở cửa giao lưu kinh tế với các nền kinh tế khác trên thế giới và hơn 20 năm đổi mới ngành Cơng nghiệp Cơng nghệ thơng tin, Chính phủ Việt Nam đã đề ra phương châm phát triển bền vững theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định rõ Cơng nghệ thơng tin là một ngành kinh tế có vai trị trọng điểm, trong 20 năm trở lại đây, chính phủ đã đưa ra các chiến lược cụ thể nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành này.

Trong thời kỳ 1993 – 2000, chính phủ đề ra chiến lược “tăng tốc” được áp dụng cho tồn bộ ngành CNTT và viến thơng với phương châm “đi thẳng vào công nghệ hiện đại”, với mục đích tiếp cận, đón đầu, ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất cho toàn ngành, mở rộng các dịch vụ mới, kinh doanh hiệu quả hơn. Chiến dịch đã đem lại một số nền tảng cơ bản cho ngành CNTT, mặc dù vậy ngành vẫn còn sơ khai, chưa đủ vững chắc để phát triển.

Sang thế kỷ 21, đồng hành với sự bùng nổ của ngành CNTT Việt Nam là chiến lược “Hội nhập và phát triển” kinh tế nói chung và chiến lược phát triển ngành CNTT- TT được áp dụng cho giai đoạn đến 2010. Chiến lược nêu rõ định hướng: phát huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu rộng và hội nhập quốc tế, đổi mới quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, mở cửa thị trường và chuyển sang cạnh trang trên tất cả các loại hình dịch vụ; Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế; hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN; Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Từ năm 2011 đến nay, chính phủ đã đặt ra Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là "Chiến lược Cất cánh"). Hiện tai, chiến lược vẫn đang trong quá trình triển khai và áp dụng. Tuy vậy, trong 5 năm đầu của chiến lược, Việt Nam cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong ngành Công nghệ thông tin.

Nhờ ba chiến lược trên, ngành CNTT nước ta đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới đã dốc vốn đầu tư vào Việt Nam. Từ một đất nước phải nhập khẩu thiết bị, máy tính và điện thoại di động, nay Việt Nam trở thành mộ trong những nước xuất khẩu CNTT hàng đầu thế giới. Doanh thu đất nước tăng nhanh nhờ một phần lớn vào xuất khẩu các sản phầm CNTT.

Tuy vậy, ngành CNTT Việt Nam được đánh giá là vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năm của ngành. Nước ta vẫn đòi hỏi ngành CNTT phải vươn xa và phát triển hơn nữa, làm tiền đề, nền tảng để phát triển những ngành cịn lại. Vị trí ngành CNTT Việt Nam đã cải thiện trên bản đồ thế giới song vẫn còn một khoảng cách rất xa mới sánh ngang tầm được với các nước phát triển trên thế giới. Chính vì lẽ đó, những chiến lược mà chính phủ đặt ra cho giai đoạn từ nay cho đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 địi hỏi ngành CNTT nước ta phải phát triển mạnh hơn, chất lượng cao hơn và đặc biệt là phải tự lực phát triển nhằm vươn ra thế giới bắt kịp với các nước tiên tiến.

3.1.1. Nội dung, quan điểm của chiến lược

Hiện tại, chiến lược cất cánh cho ngành Công nghệ thông tin đã đi được một nửa chặng đường. Tuy nhiên, chiến lược vẫn còn hiệu lực và phương châm và quan điểm của chiến lược thì vẫn ln ln mang tính mới mẻ và thách thức đối với ngành trong suốt giai đoạn thực hiện. Chiến lược bao gồm hai phương châm đó chính là:

Lấy phát triển nguồn nhân lực Cơng nghệ thơng tin và Truyền thơng có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá;

Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cùng với hai phương châm nêu trên, ba quan điểm cơ bản cần quán triệt, nhấn mạnh khi xây dựng và triển khai “Chiến lược Cất cánh” là:

Chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu; từ số lượng sang chất lượng; tăng cường hiệu quả, năng suất.

Tận dụng hiệu quả ngoại lực để tăng cường nội lực. Nội lực phải trở thành nòng cốt và chủ yếu, ngoại lực giữ vai trị quan trọng.

Phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành.

3.1.2. Các mục tiêu định hướng cơ bản của chiến lược đến năm 2020

Đến năm 2020 Công nghệ thông tin và Truyền thơng Việt Nam trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng. Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong các nước ASEAN góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

Hạ tầng Bưu chính Viễn thơng và Cơng nghệ thơng tin đạt các chỉ tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ tương đương với mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển, đa dạng các loại hình dịch vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thơng, hình thành hệ thống mạng tích hợp theo cơng nghệ thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh, quốc phòng.

Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ; góp phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu quả thơng tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dân điện tử, chính phủ điện tử và doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN.

Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và khâu quan trọng trong dây chuyền gia cơng, sản xuất và cung cấp tồn cầu, đảm bảo tăng trưởng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm Việt Nam ngày càng có hàm lượng sáng tạo cao. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực điện tử, phần cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước phát triển trên thế giới. Phát triển mạnh công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung, coi trọng sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.

Nguồn nhân lực Cơng nghệ thơng tin và Truyền thơng đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Phổ cập, xóa mù tin học, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho người dân, đặc biệt thanh thiếu niên.

Ngoài ra, theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt năm 2014, đến năm 2020, ngành điện tử, CNTT sẽ trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Cùng với việc tiếp tục phát triển phương thức lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học để đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu, Việt Nam sẽ tăng cường liên kết với các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tăng năng lực sản xuất linh kiện trong nước, khuyến khích phát triển sản xuất các phần mềm tin học phục vụ cho các ngành công nghiệp và tham gia vào thị trường xuất khẩu. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này giai đoạn đến năm 2020 sẽ đạt 17 - 18% và giai đoạn đến năm 2030 đạt 19 - 21%. Đồng thời, đến năm 2020 tỷ trọng ngành điện tử, CNTT chiếm 9 - 10% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 65 - 70% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỷ trọng 12 - 13% và đáp ứng 75 – 80% nhu cầu. Ngoài ra, đến năm 2030 ngành điện tử, CNTT sẽ tự cung cấp được 80% nhu cầu phần mềm cho cả nước, sẽ đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã các thiết bị phần cứng đáp ứng trên 70% nhu cầu trong nước, tăng tỷ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trọng thiết bị không dây theo nhu cầu; và các thiết bị, cơng nghệ được chuyển hồn toàn sang kỹ thuật số.

Một vấn đề quan trọng khơng kém chính là khu vực cơng nghiệp phụ trợ. Việt Nam được xem là điểm đến tiếp theo cho các đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau, khi mà nhiều nhân tố quan trọng được đề cập đến vẫn đang xác định chính xác sự phát triển của Cơng nghiệp hỗ trợ. Chính phủ hiện đang hỗ trợ cho sáu ngành cơng nghiệp ưu tiên trong đó bao gồm Tin học, Điện tử và công nghiệp hỗ trợ cho sự phát triển chung của ngành công nghiệp công nghệ cao. Công nghiệp hỗ trợ đóng một vai trò then chốt trong việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp cao tại Việt Nam, bởi lẽ nếu ngành này chưa phát triển thì các cơng ty lắp ráp và sản xuất phần cứng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ dừng đầu tư vào Việt Nam như một tất yếu của việc yếu kém trong cung ứng nội địa. Vì vậy, sự hỗ trợ của Nhà nước là thực sự cần thiết, trong khi các khu vực tư nhân nên liên kết để thiết lập mạng lưới và giúp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để gia tăng chuỗi giá trị. Đối với ngành công nghiệp phụ trợ, ngày 8 tháng 10 năm 2014, Bộ Cơng thương đã có Quyết định số 9028/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phát triển CNPT trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng lợi thế so sánh của Việt Nam với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao gằn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu và phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế. Mục tiêu chung của Quy hoạch nhằm đảm bảo đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất (đến năm 2030, tỷ lệ này là 70%) tiêu dùng nội địa, xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp… Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành CNTT nói riêng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghệ thông tin ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)