Cơ cấu đầu tư FDI vào ngành CNTT của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghệ thông tin ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 1 : Tổng quan về FDI và ngành Côngnghệ thông tin

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành CNTT ở

2.2.2. Cơ cấu đầu tư FDI vào ngành CNTT của Việt Nam

2.2.2.1. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực trong ngành CNTT

Ngành CNTT được chia thành 3 lĩnh vực cơ bản là: Sản xuất phần cứng; sản xuất, gia công phần mềm và nội dung số, dịch vụ.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu FDI theo lĩnh vực ngành CNTT năm 2006 và 2013

Nguồn: Báo cáo Công nghiệp CNTT năm 2007 và 2014 (Bộ Thông tin & Truyền thông)

Phần cứng, 25% Phần mềm, 40% Dịch vụ, ND số, 35% Năm 2006 Phần cứng, 68% Phần mềm, 24% Dịch vụ, ND số, 8% Năm 2013

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Năm 2006, cả nước có khoảng 300 dự án, trong đó sản xuất và gia cơng phần mềm chiếm nhiều nhất tới 40%, xếp sau là lĩnh vực sản xuất phần cứng với 25% và các dịch vụ khác với 35%. Qua gần 7 năm, đầu tư đối với các lĩnh vực trong ngành CNTT có sự thay đổi rõ rệt về tỷ trọng cũng như thứ tự. Theo số liệu tổng kết năm 2014 trong báo cáo ngành Công nghiệp CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, công nghiệp phần cứng trở thành lĩnh vực dẫn dầu và đang chiếm tỷ lệ thu hút FDI áp đảo hơn rất nhiều so với phần mềm và dịch vụ với tỷ trọng lên tới 68%. Sự gia tăng ấn tượng về tỷ trọng này có được là do nguồn vốn đầu tư khổng lồ đến từ các nhà máy phần cứng trong những năm gần đây. Nhờ đó tốc độ tăng trưởng của cơng nghiệp phần cứng vẫn duy trì ở mức cao, trong khi công nghiệp phần mềm và công nghiệp dịch vụ chỉ tăng nhẹ.

Trong báo cáo tại Chương trình Phát triển cơng nghiệp CNTT đến năm 2020 do Bộ TT&TT trong năm 2014, ước tính tổng doanh thu cơng nghiệp CNTT Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 37 tỷ USD, trong đó 34 tỷ USD thuộc về công nghiệp phần cứng, cịn cơng nghiệp phần mềm, dịch vụ chiếm khoảng 3 tỷ USD.

Nguồn doanh thu chủ yếu của công nghiệp phần cứng Việt Nam vẫn đến từ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi như Samsung, LG, Intel,… (chỉ tính riêng nhà máy tại Bắc Ninh của Samsung năm 2013 đã đạt kim ngạch xuất khẩu 23,9 tỉ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đưa doanh nghiệp này trở thành doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam). Trong lĩnh vực phần mềm, chỉ có 10% là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngồi nhưng lại đóng góp lớn vào doanh thu về tỷ trọng trong lĩnh vực này. Hiện có những doanh nghiệp nước ngồi hoặc có vốn đầu tư của Việt kiều như TMA, Global CyberShot, PSD, GHP… Ngoài ra, hàng loạt doanh nhiệp của Nhật Bản cũng xuất hiện ở Việt Nam như Unico Vietnam, Ichi Corporation, Individual System, Aplis Vietnam, Fusione…

Doanh thu từ các doanh nghiệp phần cứng có vốn FDI đã khiến cho lĩnh vực này trở thành lĩnh vực trọng điểm trong nền kinh tế Việt Nam. Dự kiến trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục có xu hướng đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy, dây chuyền sản xuất về Việt Nam. Ngồi ra, Chương trình mục tiêu phát

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

năm 2030 đã đề ra mục tiêu thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó lĩnh vực phần cứng điện tử thu hút 5 tỷ USD đầu tư FDI trong giai đoạn 2015-2020 (Quyết định 392-QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt ngày 27/3/2015).

2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo chủ đầu tư

Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tập đồn cơng nghệ hàng đầu thế giới. Số lượng đối tác đầu tư trong ngành CNTT tuy chưa nhiều nhưng đã tăng qua nhiều năm. Có thể dễ nhận thấy, hầu hết các nước đầu tư vào ngành này của nước ta đều là các nước có quan hệ kinh tế lâu đời với Việt Nam như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan…

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu đầu tư theo chủ đầu tư vào CNTT năm 2013

Nguồn: Báo cáo Công nghiệp CNTT năm 2014 (Bộ Thông tin và Truyền thông)

Trước năm 2006, Nhật Bản đứng đầu danh sách các nước đầu tư vào ngành CNTT của Việt Nam. Tuy nhiên sau khi Intel đặt chân vào nước ta thì Hoa Kỳ đã ngay lập tức chiếm vị trí đầu vào năm 2008. Trong những năm trở lại đây, việc nhà máy Samsung của Hàn Quốc liên tiếp đầu tư vào Việt Nam và tăng mức vốn lên hảng tỷ đồng đã khiến cho quốc gia này trở thành nhà đầu tư vào ngành CNTT lớn nhất ở nước ta. Còn Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan lần lượt xếp ở những vị trí phía sau. Trong khi đó, một số nước như Anh, Phần Lan, Nauy lại chỉ có 1 vài dự án với số vốn khá khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng kinh tế, tài chính cũng như cơng nghệ của các nước này. 43% 23% 14% 5% 15% Hàn Quốc Mỹ Nhật Bản Đài Loan Khác

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo khu vực

Ở Việt Nam, nhìn chung các dịng vốn FDI thường chảy chủ yếu vào các thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung, trong đó nguồn vốn FDI vào ngành CNTT cũng không phải là ngoại lệ.

Bảng 2.8: Cơ cấu đầu tư FDI vào ngành CNTT theo khu vực tiếp nhận giai đoạn 1995-2013 STT Địa phương Số dự án 1 TP. Hồ Chí Minh 415 2 Hà Nội 169 3 Đà Nẵng 23 4 Bình Dương 11 5 Đồng Nai 9

Nguồn: Tổng hợp số liệu Báo cáo hàng năm của Bộ Thông tin – Truyền thông và Vụ Công nghệ thông tin Việt Nam

Qua nhiều năm, thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn dẫn đầu cả nước về tiếp nhận vốn FDI nói chung cũng như riêng ngành CNTT. Từ năm 1995 đến năm 2012, thành phố này tiếp nhận tổng cộng 415 dự án của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào, chiếm tới gần ¾ tổng số dự án. Đứng thứ hai là Hà Nội với 169 dự án, tiếp theo có Đà Nẵng với 23 dự án, Bình Dương với 11 dự án và Đồng Nai có 9 dự án. Ngồi ra, các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Nam và Bắc Ninh cũng thu hút được nhiều dự án FDI với số vốn lớn, mặc dù số lượng chưa nhiều. Đặc biệt trong những năm gần đây, Bắc Ninh đã thu hút được nhiều FDI vào ngành công nghệ cao này và tạo ra những bước đột phá. Có 30 doanh nghiệp sản xuất điện tử đã đi vào hoạt động để sản xuất phụ trợ cho 3 doanh nghiệp quy mơ lớn thuộc 2 tập đồn là Canon (Quế Võ và Tiên Sơn) và Samsung, 100% là doanh nghiệp phụ trợ thuộc khu vực FDI.Đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành CNTT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghệ thông tin ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)