Những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghệ thông tin ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 1 : Tổng quan về FDI và ngành Côngnghệ thông tin

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành CNTT ở

2.2.4. Những hạn chế

Mặc dù FDI vào ngành CNTT đã thể hiện nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội trong những năm vừa qua song cũng tồn tại khơng ít hạn chế. Sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn ĐTNN vào ngành này đã làm cho những mặt hạn chế bộc lộ rõ nét. Một số vấn đề nổi lên là:

2.2.4.1. Cơ cấu thu hút đầu tư chưa cân đối

Đối tác đầu tư trong ngành CNTT chưa đa dạng

Có thể nhận thấy rằng, đối tác đầu tư trong ngành CNTT nước ta chưa thực sự da đạng. Hầu hết vốn đầu tư đều đến từ các nước có mối quan hệ kinh tế lâu đời của

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong khi đó các nước như Anh, Phần Lan, Đức, Nauy thì chỉ có một hay một vài dự án với số vốn khá khiêm tốn. Có thể kể đến nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, với sự góp mặt của những tập đồn lớn như: Sanyo, Matsushita, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic, Nidec…, các nhà đầu tư khác cũng tham gia tích cực vào ngành CNTT tại Việt Nam như: Intel, IBM (Hoa Kỳ), Samsung (Hàn Quốc)….

Nguyên nhân của thực tế này một phần là do hoạt động xúc tiến đầu tư của nước ta vẫn cịn chưa mạnh, do đó chưa quảng bá được đầy đủ thông tin về môi trường đầu tư thuận lợi đến tất cả các nước trên thế giới mà chỉ quay xung quanh các nước đã có truyền thống hợp tác lâu dài. Việc những quốc gia dẫn đầu về công nghệ như trên vẫn khơng có mặt tại Việt Nam cho thấy những thiếu sót nhất định trong việc thu hút FDI của ngành.

Vốn FDI vào lĩnh vực chưa đồng đều giữa các địa phương

Xét trên phương diện địa phương tiếp nhân vốn FDI ta có thể thấy cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực CNTT của nước ta chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn và một số khu công nghiệp nhất định như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, Lâm Đồng, Đồng Nai, Thừa Thiên – Huế, Cần Thơ… Tính đến cuối năm 2012 cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp thực sự hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần cứng, trong đó, có gần 100 doanh nghiệp FDI, chủ yếu tập trung chính ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tại Khu CNC TP.HCM, sau nhiều năm đi vào hoạt động, đã thu hút nhiều dự án lớn như: dự án 1 tỷ USD của tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới Intel Corp và nhiều dự án sản xuất khác từ các tập đồn cơng nghệ đa quốc gia như Nidec (Nhật Bản), Datalogic Scanning (Ý), Sonion (Đan Mạch),… Tại Hà Nội, Khu CNC Hoà Lạc cũng dành được sự quan tâm đáng kể từ phía các nhà đầu tư. Cịn ở Đà Nẵng thì có KCN Hịa Khánh. Điều này cũng là hợp lý khi mà các thành phố lớn ln có những điều kiện thuận lợi hơn cho việc đầu tư và xây dựng các doanh nghiệp về cơng nghệ thơng tin. Đó là những thuận lợi về cơ sở hạ tầng tốt, bao gồm các khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung, hệ thống đường sá, internet… Ngoài ra, nguồn nhân lực

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trường đào tạo Đại học, cao đẳng có nhiều nhất tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng khiến cho lượng các nhà máy cũng tập trung nhiều trong các địa bàn và những vùng lân cận.

Mặc dù thế, việc tập trung các khu công nghiệp quá nhiều vào các thành phố lớn và các tỉnh nhất định sẽ không tốt cho chiến lược dài lâu của nền kinh tế và gây ra những hậu quả tiêu cực. Nó tạo ra khoảng cách về kinh tế, xã hội ngày càng lớn giữa các vùng miền, đồng thời khiến cho phân bố dân cư, nguồn lao động cũng như việc tiêu thụ tài nguyên không đồng đều. Chính vì vậy, nhằm phát triền kinh tế bền vững, cơng bằng, chính phủ các cấp nên có các chính sách thích hợp để phân bổ đồng đều hơn các dự án FDI vào các địa phương.

Các dự án FDI còn chủ yếu tập trung vào sản xuất phần cứng

Một hạn chế lớn về cơ cấu vốn FDI là thực tế các dự án đầu tư vào ngành CNTT nước ta đều tập trung vào lĩnh vực sản xuất phần cứng, trong khi đó lĩnh vực Cơng nghệ phần mềm và nội dung số có lượng vốn đăng ký vào không nhiều. Dễ nhận thấy rằng, các dự án FDI có quy mơ lớn tới vài trăm hay lên tới 1 tỷ USD đều thuộc về các công ty đầu tư sản xuất và xuất khẩu phần cứng như Intel, Canon, Nokia, Samsung, … Nguyên nhân dẫn dến thực trạng này có thể là do nguồn nhân lực trong ngành CNTT của Việt Nam còn yếu. Chúng ta chưa đào tạo được nhiều kỹ sư trình độ cao, các lập trình viên giỏi có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu khắt khe của các hãng phần mềm và nội dung số trên thế giới.

Ngay cả bên trong lĩnh vực sản xuất phần cứng thì cũng tồn tại vấn đề bất cập. Đó là các cơng ty phần cứng nước ta chủ yếu mang tính chất nhập khẩu nguyên vật liệu về lắp ráp nhiều hơn là sản xuất. Với các doanh nghiệp FDI đang đóng vai trị chủ chốt như Samsung, Intel, Canon,.. toàn bộ linh kiện phần cứng, điện tử vẫn nhập khẩu từ nước ngoài về lắp ráp tại Việt Nam, chủ yếu chỉ tạo công việc phổ thông với mức lương thấp cho lao động Việt Nam. Những khâu liên quan phát sinh giá trị kinh tế cho các công ty Việt Nam chỉ là làm vỏ xốp, hộp giấy, hoặc quyển sách giới thiệu sản phẩm.... Nhìn chung, các doanh nghiệp phần cứng - điện tử như Samsung, Intel, Canon... chỉ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến, còn giá trị đem lại cho kinh tế Việt Nam rất thấp. Có thể coi đây là dấu hiệu thiếu bền vững

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khi mà các nhà đầu tư đến nước ta chỉ nhằm mục đích tận dụng chi phí rẻ, nguồn nhân công dồi dào và các ưu đãi về đầu tư. Năm 2012, công nghiệp phần cứng, điện tử đạt trên 23 tỷ USD doanh thu, tăng trưởng 103,2% so với năm 2011 và chiếm tới 90,4 % tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT. Tuy nhiên, giá trị gia tăng đem lại cho nền kinh tế Việt Nam của lĩnh vực phần cứng, điện tử chỉ đạt 5 - 10%, do đó mức lương cơng nhân tại các nhà máy cũng rất thấp.

2.2.4.2. Về xúc tiến thu hút và giải ngân FDI

Bộ KHĐT đã chỉ ra một thực tế: hiện có nhiều địa phương thu hút dự án FDI cịn ít chọn lọc, nhất là trong giai đoạn đầu. Điều này dẫn đến tình trạng cịn dễ dãi trong việc cấp phép cho một số dự án FDI khơng có cơng nghệ tốt, tiêu tốn nhiên liệu và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực có cơng nghệ cao, thân thiện với môi trường, thiết bị hiện đại được xem là biện pháp tối ưu trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dòng vốn FDI.

Ngồi ra, cơng tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, cịn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Tiến độ thực hiện dự án còn chậm, nhiều dự án vẫn chậm chân tại chỗ. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài không được giải quyết dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư. Tỷ lệ các dự án giải thể trước thời hạn vẫn cao. Tỷ lệ vốn giải ngân trong ngành CNTT có phần thiếu ổn định. Có những năm, tỷ lệ giải ngân vốn rất thấp, chỉ bằng 9,87% so với tổng vốn đăng ký (năm 2002), song cũng có năm tỷ lệ vốn thực hiện vượt trên 91% so với tổng vốn đăng ký (năm 2008).

Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm cơng tác xúc tiến đầu tư cịn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.2.4.3. Về nguồn nhân lực và mức lương bình quân

Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin (CNTT) rất lớn. Đây là ngành rất hấp dẫn và ngày càng xuất hiện nhiều cơ sở đào tạo. Theo Báo cáo Tổng kết Bộ Truyền thông Thông tin năm 2014, tổng số nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2014 ước đạt 350.000 người. Tuy nhiên, thực trạng lao động trong ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay lại dư về số lượng, thiếu về chất lượng. Dù sinh viên đã được đào tạo qua trường lớp nhưng vẫn thiếu nhiều kỹ năng làm việc thực tế, khó đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt... Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng trong 3 năm trở lại đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án FDI, đặc biệt là các dự án lớn đi vào triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước chưa đáp ứng đủ yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Một trở ngại nữa đó là trong ngành CNTT, số lượng người giỏi ngoại ngữ không nhiều, khiến cho công việc giao tiếp, làm việc với chủ đầu tư FDI gặp khó khăn. Tuy điều này không thực sự gây hâu quả nghiêm trọng nhưng cũng khiến cho thu nhập của cơng nhân thấp so với những nước có trình độ ngoại ngữ cao hơn.

Dù rằng doanh số của ngành công nghiệp phần cứng, điện tử rất cao, nhưng chủ yếu chỉ là công nghiệp lắp ráp đơn giản nên giá trị đem lại cho lao động Việt Nam thấp, trung bình lương cho lao động phổ thơng làm cho các doanh nghiệp FDI phần cứng, điện tử chỉ đạt khoảng 5 triệu đồng/tháng. Nhìn vào thống kê trong Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2013, thì lương bình quân của lĩnh vực phần cứng trong khi vực FDI chưa bằng 1/2 mức lương bình quân của lĩnh vực phần mềm và nội dung số - những ngành chuyên đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao.

Những điều đó đã cho thấy thực trạng mất cân đối về số lượng nhân công cũng như mức lương giữa các lĩnh vực nhận nguồn vốn FDI ngành công nghệ thông tin Việt Nam.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU

HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghệ thông tin ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)