CHƯƠNG 1 : Tổng quan về FDI và ngành Côngnghệ thông tin
2.1. Khái quát về ngành Côngnghệ thông tin ở Việt Nam
2.1.2. Thực trạng phát triển ngành Côngnghệ thông tin Việt Nam
Công nghiệp công nghệ thông tin (CNCNTT) đóng vai trị ngày càng quan trọng không chỉ là một ngành kinh tế - kỹ thuật cơng nghệ cao mà cịn là hạ tầng thúc đẩy phát triển các ngành KT-XH khác. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã khẳng định phát triển hạ tầng thông tin là một trong mười hạ tầng chủ lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó, phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin là một nội dung quan trọng của phát triển hạ tầng thông tin.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển CNCNTT ở Việt Nam hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng quy mô phát triển của toàn ngành nhỏ, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn yếu.
2.1.2.1. Doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam
Doanh nghiệp phần cứng – điện tử (PC-ĐT), tính đến cuối năm 2012 cả nước có
khoảng 300 doanh nghiệp thực sự hoạt động trong lĩnh vực PC-ĐT (số doanh nghiệp đăng ký khoảng 2.400), chủ yếu tập trung chính ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, có gần 100 doanh nghiệp FDI (Vụ Công nghệ thông tin, 2013). Đây là các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu, được đầu tư bài
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
quan trọng trong cơ cấu ngành hàng cũng như xuất khẩu. Các doanh nghiệp loại này đều đánh giá cao các điều kiện làm việc và chất lượng nhân công ở Việt Nam và đều hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Hầu hết các doanh nghiệp PC-ĐT của Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện khâu lắp ráp và thương mại dịch vụ là chính. Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đa phần có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ cơng nghệ trung bình và hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả còn các doanh nghiệp tư nhân đều là các doanh nghiệp nhỏ, một số ít có quy mơ vừa. Trừ một số rất ít doanh nghiệp như TQT (Nha Trang), CMS (Hà Nội), FPT Elead (TP. Hồ Chí Minh) có cơng nghệ tương đối tiên tiến, công nghệ và trang thiết bị của các doanh nghiệp tư nhân khác đều lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém. Tuy mức tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân cao song phần giá trị gia tăng vẫn rất thấp do tiềm lực tài chính và cơng nghệ bị hạn chế.
Doanh nghiệp phần mềm (PM), trong vòng 14 năm kể từ năm 2000, ngành công
nghiệp phần mềm Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng cũng như quy mô của nhiều doanh nghiệp. Nếu như năm 2000, chỉ có 25 doanh nghiệp với quy mô rất nhỏ chỉ khoảng 20 - 30 người/doanh nghiệp, thì đến nay Việt Nam đã có những doanh nghiệp với quy mơ hàng nghìn lao động. Tính chung trên cả nước có hơn 1000 doanh nghiệp phần mềm (số doanh nghiệp đăng ký khoảng 7.200), trong đó có 200 cơng ty phần mềm với quy mô từ 150-200 lao động, có khoảng 10 doanh nghiệp với quy mơ xấp xỉ hoặc hơn 1000 người, tiêu biểu trong số đó phải kể đến các công ty FPT Software, FPT Information Systems, TMA, PSV…(Vụ Công nghệ thông tin, 2014).
Đa số các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn là các công ty nhỏ và vừa, với năng lực cạnh tranh cịn hạn chế, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chuyên gia bậc cao cịn ít, chưa có kinh nghiệm marketing. Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm chưa đủ năng lực tài chính để có thể tăng mức đầu tư cho các hoạt động marketing, R&D, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược đầu tư lâu dài về sản phẩm cũng như thị trường. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có được một số doanh nghiệp đạt chứng về
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI mức 3, 4, 5 và các chứng chỉ quốc tế khác có uy tín trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, đảm bảo an tồn thơng tin như ISO 27001. Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng về năng lực phát triển của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong thời gian qua.
Doanh nghiệp nội dung số (NDS), tính đến hết năm 2012, trên cả nước có khoảng
hơn 19.600 đơn vị đăng ký tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm nội dung số thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhưng thực tế chỉ có 300 đơn vị chuyên hoạt động và thực sự hoạt động (Vụ Công nghệ thông tin, 2013). Số lượng doanh nghiệp như vậy là khá nhỏ so với nếu so với một số quốc gia có nền cơng nghiệp NDS phát triển trong khu vực (Đài Loan vào năm 2006 có khoảng 3.000 doanh nghiệp, tính riêng các DN phát triển trị chơi điện tử Hàn Quốc đã có trên 3.300 DN).
Hầu hết các doanh nghiệp NDS Việt Nam đều mới thành lập hoặc mới tham gia vào lĩnh vực này, sức cạnh tranh của các DN nội dung số Việt Nam cịn yếu. Có thể nói, tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp thống lĩnh thị trường NDS, bằng chứng là doanh nghiệp ICT tiêu biểu nhất 2012 về NDS (là VinaGame) thì doanh thu (khoảng 2000 tỷ đồng) cũng chỉ chiếm 7,4% doanh thu toàn ngành. Ngoài ra, một điểm yếu nữa là thiếu tính sáng tạo, ví dụ, có tới 50% bản phác thảo đồ họa là sao chép không phải do chúng ta tự tạo ra (Vụ Công nghệ thông tin, 2013).
2.1.2.2. Sản phẩm CNTT tại Việt Nam
Sản phẩm phần cứng – điện tử, cơ cấu sản phẩm tuy đã được cải thiện ít nhiều trong
thời gian qua, nhưng vẫn mất cân đối nghiêm trọng mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự chênh lệch giữa sản phẩm điện tử chuyên dùng và sản phẩm điện tử dân dụng. Số liệu thống kê gần đây của Vụ Công nghệ thông tin năm 2013 cho thấy đầu tư vào sản xuất sản phẩm điện tử chuyên dùng – tin học chỉ chiếm khoảng 11,5%, trong khi đó con số tương ứng với sản phẩm điện tử dân dụng và sản xuất linh phụ kiện chiếm tương ứng là 67% và 21,5%. Doanh số sản xuất của sản phẩm chuyên dùng chỉ có 20%, cịn của sản phẩm dân dụng chiếm tới 80%. Trong khi đó, ở các nước có nền cơng nghiệp điện tử phát triển thì tỉ lệ sản phẩm điện tử dân dụng chỉ chiếm khoảng 12%-15%. Việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm gặp nhiều khó khăn do nguồn
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Sản phẩm phần mềm, thời gian qua, các đơn vị sản xuất phần mềm Việt Nam đã
cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm có giá trị, đáng chú ý là các phần mềm quản lý như phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự, phần mềm quản lý đầu tư... Đặc biệt, nhiều phần mềm chuyên dùng phục vụ viễn thơng (phần mềm tổng đài, phần mềm tính cước, chăm sóc khách hàng...), phần mềm phục vụ Chính phủ điện tử cũng đã được các tập đoàn VNPT, Viettel đẩy mạnh phát triển. Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khác như FSoft, CSC, TMA, Global Cybersoft,... đã phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ phần mềm trên nền điện toán đám mây, đẩy mạnh gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu. Đồng thời, nhiều sản phẩm phần mềm nguồn mở đã được đầu tư, phát triển và bản địa hóa (như phần mềm một cửa điện tử, phần mềm chuyên ngành thanh tra, khiếu nại tố cáo…).
Có 3 nhóm trong lĩnh vực này là sản xuất gia công, cung cấp dịch vụ và sáng tạo sản phẩm, trong đó ngưỡng phát triển cao nhất là sáng tạo sản phẩm. Mặc dù xếp thứ 10 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm (A.T. Kearney, 2013), nhưng có một nghịch lý là doanh thu từ gia công phần mềm của Việt Nam rất nhỏ. Nhân lực làm phần mềm chưa đạt chuẩn quốc tế, thiếu kỹ năng chuyên môn sâu, ngoại ngữ và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, mức lương thấp (trung bình chỉ bằng 1/50 thu nhập của một chuyên gia Nhật Bản) là những yếu tố cản trở việc sáng tạo ra các sản phẩm phần mềm có giá trị. Ngồi ra, các vấn đề về tỉ lệ vi phạm bản quyền cao, thiếu các quy định về định giá, định mức xây dựng phầm mềm cũng góp phần khơng nhỏ tác động đến việc đầu tư sản xuất phần mềm.
Sản phẩm nội dung số, những năm gần đây, số người sử dụng Internet liên tục tăng
nhanh đạt khoảng 31,3 triệu người vào năm 2012, khoảng 15,3 triệu người truy cập di động 3G (Bộ Thông tin và truyền thơng, 2013). Chính vì số người sử dụng tăng và sự tiện lợi của mạng 3G đã thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm nội dung số phong phú trên nền Internet và điện thoại di động. Chương trình xây dựng 1 triệu bài giảng điện tử do giáo viên tự làm do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động đã góp phần hình thành kho tài liệu tham khảo trực tuyến lớn. Một số sản phẩm nội dung số của Việt Nam đã bước đầu được chấp nhận tại thị trường nội địa, có thể kể đến trang mạng xã hội Zing Me của VinaGame với số lượng người sử dụng đông đảo
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
vào bậc nhất hiện nay. Công nghiệp nội dung số là sự tích hợp đa dạng của các ngành, lĩnh vực khác trên nền tảng CNTT và truyền thơng. Chính sự yếu kém của các ngành tích hợp đầu vào hiện nay đang góp phần hạn chế chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội dung số cuối cùng. Đây chính là điểm yếu cần được hỗ trợ phát triển và điểu phối để phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam thời gian tới.
2.1.2.3. Thị trường sản phẩm CNTT
Thị trường sản phẩm phần cứng – điện tử (PC-ĐT), thị trường trong nước mang
đậm đặc điểm của một nền sản xuất nhận chuyển giao công nghệ, một thị trường giàu tiềm năng nhưng chưa thật sự phát triển. Công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu là lắp ráp hoặc chế tác trên cơ sở hợp đồng mua bản quyền của đối tác nước ngoài nên giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, khoảng 5-10% (Vụ Công nghệ thông tin, 2013). Do không chủ động được về công nghệ và nguyên liệu, các doanh nghiệp trong nước đóng vai trị mờ nhạt, khơng thể điều tiết được thị trường. Mặc dù vậy, một số DN phần cứng trong nước đã bắt đầu quan tâm đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, cải thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế và khẳng định vị thế trong nước của mình. FPT Elead, CMS là những ví dụ điển hình. Nhìn chung, với trên 90% tổng giá trị đầu tư và xấp xỉ 100% kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp liên doanh nắm vai trò quan trọng, chi phối thị trường hàng PC- ĐT trong nước. Thị trường nội địa thời gian tới có xu hướng nghiên cứu thiết kế sản phẩm, lựa chọn linh kiện và gắn mác sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm điện thoại thơng minh, máy tính bảng giá rẻ mang thương hiệu Việt Nam (A-Mobile, AVIO mobile, Bipad, Pi COO.)
Đối với thị trường quốc tế, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt trên 22,9 tỷ USD (Vụ Công nghệ thông tin, 2013). Doanh số xuất khẩu chủ yếu tập trung từ khu vực liên doanh, giá trị gia tăng thấp do chủ yếu từ hoạt động gia công, lắp ráp, nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu. Hơn nữa, một đặc điểm quan trọng là, do chủ yếu làm gia công cho nước ngồi nên thực chất khơng có liên hệ trực tiếp với thị trường, cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân cơng thấp. Tuy nhiên, dịch vụ PC-ĐT đã từng bước vươn ra thị trường quốc tế, ví dụ, dịch vụ tân trang tái chế hộp mực in có kim
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
ngạch xuất khẩu tới 230 triệu USD vào năm 2011 (Vụ Công nghệ thông tin, 2013). Thời gian tới, nhiều tập đồn đa quốc gia đang có kế hoạch mở rộng đầu tư sản xuất thiết bị phần cứng, điện tử vào Việt Nam, điển hình như Intel, Samsung Electronics, HP, Nokia.
Thị trường sản phẩm phần mềm, thị trường nội địa chủ yếu phụ thuộc vào sức mua
của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu do đầu tư từ NSNN của các Bộ, ngành, tập đồn, tổng cơng ty nhà nước. Theo một khảo sát của HCA (Hội tin học t/p Hồ Chí Minh, 2013), có tới 70% doanh nghiệp phần mềm (DNPM) chủ yếu định hướng thị trường trong nước. Điều này phản ánh quy mô nhỏ của các DNPM, chưa tự tin vươn ra thị trường quốc tế cũng như tầm quan trọng của thị trường trong nước – là môi trường để các DN rèn luyện, nâng cao năng lực.
Đối với thị trường ngoài nước, doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cung cấp dịch vụ gia công phần mềm là chủ yếu. Vào năm 2013, tổ chức A.T. Kearney đã đánh giá Việt Nam xếp hạng thứ 10 trong số các quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. Ngun nhân chính là vì Việt Nam là nước có dân số trẻ, 60% trong độ tuổi lao động (tuổi từ 17 đến 60), 94% dân số biết chữ, giá nhân công cạnh tranh, lao động Việt Nam cần cù và thích nghi nhanh. Thị trường nước ngoài chủ yếu tập trung vào khu vực Bắc Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, theo Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA), năm 2012, gia công phần mềm của Việt Nam cho nước này mới chỉ chiếm tỷ lệ 0,5%, rất nhỏ so với 84,3% của Trung Quốc. Ngồi gia cơng phần mềm thì các DNPM Việt Nam chưa đủ khả năng thắng được những gói thầu lớn trên thị trường quốc tế vì các DN hầu hết có quy mơ nhỏ và vừa, chưa có thương hiệu, liên kết với nhau cịn yếu. Cơng tác xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh ngành cơng nghiệp phần mềm Việt Nam ra nước ngồi cịn rất hạn chế.
Thị trường sản phẩm nội dung số: ngay ở thị trường trong nước, cạnh tranh trực tiếp
giữa DN nội dung số Việt Nam với những hãng lớn của thế giới diễn ra hết sức khốc liệt. Có thể nói rằng, sự phát triển của thị trường NDS gắn liền với hạ tầng và các xu hướng công nghệ. Thế nhưng, cho dù ở mảng kỹ thuật hay nội dung, doanh nghiệp nước ngoài vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối so với doanh nghiệp trong nước. Mặc dù tiềm năng của thị trường rất lớn và hấp dẫn, nhưng có q ít lợi thế cạnh tranh
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
nên các doanh nghiệp trong nước cần cố gắng đi vào các phân khúc nhỏ của thị trường để tạo ra sự khác biệt.
Trước thực trạng cạnh tranh không cân sức này, nếu doanh nghiệp NDS không hợp tác tốt với các nhà mạng thì thị trường NDS sẽ vẫn rơi vào tay các DN nước ngoài. Thị trường mạng xã hội trên di động là một minh chứng, hiện nay chưa một DN trong nước nào vượt qua được Facebook. Để giải quyết thực trạng này của thị trường NDS Việt Nam, cần có sự can thiệp của Nhà nước thơng qua các chính sách cởi mở, rõ ràng tạo điều kiện cho các DN trong nước phát triển, nâng cao năng lực.
2.1.2.4. Mơi trường chính sách phát triển CNTT
Hệ thống chính sách cho CNTT đến nay đã từng bước được hồn thiện nhưng vẫn cịn thiếu và chưa thực sự đi được vào thực tiễn. Cũng như nhiều chính sách khác, khi ban hành cần thời gian để có thể triển khai, kiểm chứng. Đối với CNTT, chính sự tiến bộ nhanh chóng về cơng nghệ khiến cho các chính sách chưa kịp có đủ thời gian trải nghiệm, áp dụng thực tế đã phải cập nhật, chỉnh sửa để tránh bị lạc hậu.