CHƯƠNG 1 : Tổng quan về FDI và ngành Côngnghệ thông tin
2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành CNTT ở
2.2.3. Những thành công đạt được
Trải qua một chặng đường dài thu hút FDI vào kinh tế nói chung và ngành CNTT nói riêng, FDI đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
2.2.3.1. Nguồn FDI vào ngành CNTT đã tăng về cả số lượng lẫn tổng vốn đầu tư qua các năm, mang đến cho Việt Nam giá trị kinh tế lớn
Trong 20 năm qua, các nhà đầu tư đã dần dành sự ưu ái sang với các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao trong đó có ngành Cơng nghệ thơng tin. Dù có những lúc tăng và giảm nhưng nhìn chung Việt Nam đã có xu hướng tăng trưởng đáng kể về số lượng cũng như quy mơ của dịng vốn FDI vào lĩnh vực công nghệ cao này qua các năm, đặc biệt là kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 11- 1-2007. Từ 4 dự án vào năm 1995, ngành CNTT đã thu hút lên tới 147 dự án vào năm 2014. Giai đoạn 1995-2004 khởi đầu với số vốn đăng ký 9,67 triệu USD sau đó sụt giảm trong năm 1996 nhưng lại tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Có những năm lượng vốn thu hút vào ngành này lên tới hàng tỉ USD, như năm 2007 với lượng vốn 1,24 tỉ USD. Những năm gần đây, tuy số lượng dự án FDI đăng ký vào ngành CNTT tăng mạnh nhưng quy mơ dự án có sự sụt giảm đáng kể. Tuy vậy, ngành Công nghệ thông tin đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hấp dẫn nhất tại Việt Nam nhờ có được những yếu tố thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khung chính sách cũng như mơi trường kinh tế.
Từ một đất nước phải nhập khẩu thiết bị, máy tính và điện thoại di động, nay Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin hàng đầu thế giới nhờ thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát huy sức mạnh các nguồn lực trong nước. Doanh thu xuất khẩu của các sản phẩm công nghệ thông tin từ dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức kỷ lục những năm qua. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng điện thoại, thiết bị điện tử và máy tính của Việt Nam năm 2012 đạt mức 20,5 tỷ USD. Trong năm 2013, tổng doanh thu cơng nghiệp CNTT ước tính đạt hơn 20 tỷ USD, đặc biệt, Việt Nam đã xuất siêu 8,4 tỷ USD trong năm 2013. Tổng doanh thu công nghiệp CNTT tiếp tục đạt mức cao, ước tính đạt hơn 27 tỷ USD trong năm 2014 (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2014). Trong đó khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng góp hơn 90% giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm trên chủ yếu được xuất khẩu qua Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ và EU. Tăng trưởng xuất khẩu của nhóm này chủ yếu nhờ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, như Samsung và Intel.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
2.2.3.2. Các dự án FDI trong lĩnh vực CNTT giúp Việt Nam tiếp cận và bắt kịp những công nghệ hiện đại
Đối với những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, chuyển giao cơng nghệ thơng qua FDI là một trong những cách thức tốt nhất để có được cơng nghệ hiện đại với chi phí thấp hơn rất nhiều so với nhập khẩu công nghệ, Công nghệ trong ngành CNTT nước ta cịn nhiều thiếu thốn. Do đó, các dự án FDI là con đường ngắn gọn, hiệu quả để tiếp nhận công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất phần cứng.
Không giống như nhiều lĩnh vực kinh tế cịn lại, trong đó việc chuyển giao công nghệ phần lớn là việc nước chủ đầu tư đem đến cho nước nhận đầu tư những công nghệ, máy móc, thiết bị đã cũ, lạc hậu thì đối với ngành CNTT, do đặc thù của ngành ln địi hỏi sự cập nhật mới nhất về cơng nghệ bởi nó liên tục thay đổi theo thời gian, cho nên để đảm bảo tính cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất ra trên thị trường toàn cầu thì các hãng cơng nghệ khi đầu tư tại Việt Nam luôn phải đưa vào cơng nghệ hiện đại nhất mà họ có. Nếu khơng sản phẩm của họ sản xuất ra sẽ không được chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI trong ngành CNTT còn mang đến cho Việt Nam những “cơng nghệ mềm”, đó là đội ngũ những chuyên gia tin học cùng bộ máy quản lý của họ. Từ đó, các nhân viên trong cơng ty dễ dàng học hỏi được trình độ tổ chức, quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả của họ. Điển hình như Nhật Bản trong những năm vừa qua đã đầu tư vào Việt Nam đem theo nguồn chuyên gia dồi dào với trình độ kiến thức, quản lý, làm việc khắt khe đã có ảnh hưởng tích cực đến tác phong làm việc, quản lý của nhân lực địa phương. Hơn nữa, để phục vụ cho hoạt động của mình trong tương lai, nhiều doanh nghiệp FD đã tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về cơng nghệ cho các ứng viên, qua đó từng bước nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực tin học nước nhà. Samsung, Intel, Canon và nhiều công ty khác là những ví dụ điển hình cho việc đầu tư hàng mỗi năm hàng trăm triệu USD cho công tác giáo dục, đào tạo, giao lưu nhằm giúp đỡ sinh viên, giáo viên tiếp cận nguồn tri thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
2.2.3.3. FDI vào ngành CNTT tạo việc làm cho nhiều nhân cơng và lợi ích cho xã hội
Một trong những hiệu quả xã hội nổi bật của các dự án FDI trong ngành CNTT đối với Việt Nam đó là đem lại cơng việc và nguồn thu nhập cho hàng trăm nghìn lao động trong nước. Tuy chưa có thống kê chính thức số lượng lao động trong các dự án FDI này nhưng chỉ xem xét trong lĩnh vực sản xuất phần cứng trong các nhà máy thì đã có hàng trăm nghìn cơng nhân và nhân viên đang làm việc ở đây. Hiện tại, số lượng nhân công ở Samsung Bắc Ninh là 43.000 người, SEVT là 23.000 người. Theo kế hoạch của Samsung, khi nhà máy smartphone thứ hai ở Thái Nguyên SEVT đi vào hoạt động, tổng số lượng nhân công của ba nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung tại Việt Nam sẽ lên tới 100.000 người. Nhà máy Microsoft Mobile Vietnam tại Bắc Ninh (trước đây là nhà máy sản xuất điện thoại di động của Nokia ở Việt Nam) hiện có hơn 10.000 nhân viên trong số đó có nhiều kỹ sư tay nghề cao.
Ngồi ra, có nhiều doanh nghiệp FDI đã tích cực tiên phong trong các hoạt động xã hội, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Cùng với hoạt động sản xuất, Canon Việt Nam không ngừng thúc đẩy các hoạt động đóng góp cho xã hội nhằm hướng tới triết lý “Tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo và văn hoá, cùng nhau chung sống và làm việc hoà hợp để hướng tới tương lai”. Các hoạt động xã hội của Canon Việt Nam nổi bật như: Gìn giữ mơi trường và bảo tồn văn hố; Vì thế hệ tương lai; Vì sự nghiệp cơng nghiệp hố; Đem nụ cười đến với mọi người.