2.1. Tình hình XK mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2009-
2.1.1. Kim ngạch XK
Trong giai đoạn 2009 – 2014, EU luôn là một trong những thị trường NK thủy sản Việt Nam nhiều nhất. Kim ngạch XK hàng năm sang các thị trường lớn thuộc khu vực này luôn tăng mạnh và hầu như đều đạt trên 1 tỷ USD từ năm 2009 đến nay.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2009 – 2014
(Đơn vị: Tỷ USD)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ tổng cục hải quan qua các năm từ 2009 – 2014) Qua số liệu từ biểu đồ 2.1 ta có thể rút ra nhận xét về tình hình XK thủy sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2009 - 2014 như sau:
Năm 2009, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế Giới cùng với sự khó khăn và giảm sút của hầu hết các ngành hàng NK, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam trong năm 2009 giảm hẳn so với năm 2008, trong đó XK vào EU đạt
0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1,119 1,204 1,360 1,133 1,150 1,400
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
quá mạnh nếu như so sánh với kim ngạch XK thủy sản sang Mỹ và Nhật Bản với mức giảm lần lượt là 7,2% và 12% (Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2010) bởi lẽ kinh tế của khối EU tuy đã rơi vào tình trạng suy thối nhưng vẫn sáng sủa hơn so với hai thị trường cịn lại. Theo xu hướng có phần đi xuống của kinh tế vĩ mơ, các thị trường truyền thống có kim ngạch lớn của Việt Nam cũng bắt đầu chững lại, thậm chí tốc độ tăng trưởng sụt giảm mạnh. Chẳng hạn các nước như Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Ý, Hà Lan có mức NK hàng năm trên 100 triệu USD song tăng trưởng NK chỉ ở mức xấp xỉ 0%. Tuy vậy, trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, các DN Việt Nam cũng đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tại Châu Âu, tham gia nhiều hoạt động quảng bá, hội chợ triển lãm thủy sản. Nhờ vậy vẫn có thêm nhiều DN Việt Nam được phép XK thủy sản vào EU. Vì thế, trong năm 2009, XK thủy sản của Việt Nam sang EU không sụt giảm nhiều một cách nghiêm trọng và EU vẫn giữ vững vị thế là một thị trường NK thủy sản rất lớn của Việt Nam.
Năm 2010, thị trường EU chiếm 22% tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Đây cũng là năm đánh dấu những bước chuyển biến rõ rệt của hoạt động XK mặt hàng này sang thị trường EU sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009. Cụ thể, XK thủy sản sang EU đạt 1,204 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2010, mặt hàng chiếm 78% lượng XK thủy sản sang thị trường EU là cá các loại với 135 nghìn tấn, trị giá đạt 326 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và giảm 1% về trị giá. Tiếp theo là tôm các loại với 15,8 nghìn tấn, trị giá hơn 115 triệu USD, tăng 30,3% về lượng và 36% về trị giá; mực và bạch tuộc đạt 11,5 nghìn tấn với kim ngạch đạt 40 triệu USD, tăng 13,4% về lượng và 30% về trị giá; thủy sản loại khác đạt 10,7 nghìn tấn, trị giá hơn 34 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009 (Tổng cục hải quan, 2010).
Năm 2011, tiếp bước đà tăng trưởng, EU dẫn đầu với 21,8% thị phần kim ngạch XK thủy sản Việt Nam, đứng trước Hoa Kỳ (19,3%) và Nhật Bản (16,4%). XK tôm vào EU tăng 20,3% so với năm 2010, đưa Việt Nam vào vị trí thứ 5 trong nhóm XK tơm hàng đầu vào EU với thị phần tăng trưởng từ 6,1% năm 2010 lên 7,5% năm 2011 (Báo Công Thương Điện Tử, 2012).
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Năm 2012, chính sách siết chặt tín dụng tại các quốc gia trong khối đã tác động rất lớn đến XK thúy sản Việt Nam sang thị trường này. Năm 2012, dù EU là thị trường lớn thứ 2 trong tốp 10 thị trường NK thủy sản của Việt Nam nhưng giá trị XK của thủy sản nước ta sang thị trường EU lại khá ảm đạm, chỉ đạt gần 1,13 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều dự báo trong năm 2012 cho thấy, XK thủy sản sang EU trong năm 2013 tiếp tục không mấy sáng sủa bởi khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu vẫn cịn tiếp diễn.
Năm 2013, ngược lại với những dự báo ảm đạm trước đó, hoạt động XK thủy sản của nước ta sang EU lại có những bước tiến khá tích cực. Giá trị NK thủy sản của Việt Nam vào thị trường này đã tăng 2,88% so với cùng kỳ với 1,150 tỷ USD. Các sản phẩm chính như: tôm (369,566 triệu USD, tăng 28,9%), cá tra (353,657 triệu USD, giảm 9,7%), cá ngừ (126,252 triệu USD, tăng 24,8%)… Đặc biệt, trong năm 2013, đây là thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 69,4% tổng giá trị XK, với 11 tháng đầu năm đạt 46,185 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ (Tạp chí Thủy sản Việt Nam, 2014).
Năm 2014, XK thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính đã đạt được tốc độ và mức tăng khá cao. Trong đó, kim ngạch XK sang EU đạt 1,4 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 252 triệu USD). Nhìn chungXK hàng thủy sản sang EU năm 2014 có mức tăng kim ngạch kỷ lục và cũng có tốc độ tăng cao nhất so với năm trước trong vòng 3 năm trở lại đây.