Cơ cấu thị trường XK trongkhu vực EU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với XK mặt hàng thủy sản của việt nam khi hiệp định thƣơng mại tự do việt nam – EU đƣợc ký kết (Trang 40 - 43)

2.1. Tình hình XK mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2009-

2.1.3. Cơ cấu thị trường XK trongkhu vực EU

Thủy sản Việt Nam XK sang thị trường EU trong giai đoạn 2009 – 2014 vẫn tập trung vào một số thị trường chính như Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia và Pháp, tuy nhiên giá trị kim ngạch XK thủy sản sang các thị trường này lại có những biến động nhất định qua từng thời điểm nhất định.

Bảng 2.3: Giá trị XK thủy sản Việt Nam sang một số thị trƣờng chính thuộc EU giai đoạn 2009 – 2014

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm Quốc gia

2009 2010 2011 2012 2013 2014

EU 1119 1204 1360 1133 1150 1163

Đức 181,1 178,7 245,5 201,7 206,9 208,3 Tây Ban Nha 162,5 154,2 178 132,1 119,4 123,5

Italia 111,1 124,8 167,3 150,1 131,5 137,2

Hà Lan 93,7 93,2 109,5 82,5 88,2 90,3

Pháp 85,4 112,8 127,6 112,9 123 164,2

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Dựa vào bảng 2.2 ta có thể đưa ra một số nhận xét về các thị trường NK thủy sản lớn trong EU như sau:

 Trong số các thị trường chính NK thủy sản của nước ta, thị trường chiếm thị phần lớn nhất là Đức. Những năm gần đây, việc NK thủy sản của Việt Nam vào Châu Âu thường tập trung vào một số cảng biển lớn của Đức và qua đó phân phối đi các nước khác trong khu vực, đây cũng là quốc gia NK phần lớn các sản phẩm thủy sản chủ lực như các da trơn, cá ngừ, tôm đông lạnh... của Việt Nam, trong vịng 3 năm 2009 - 2011, Đức NK tơm đông lạnh nguyên liệu nhiều nhất từ Việt Nam, giá trị XK tôm sang thị trường này trong năm 2011 chiếm đến 27,4% tương ứng với 68,2 triệu USD, gấp đôi giá trị XK của Thái Lan và gấp 2,6 lần giá trị XK ấn Độ vào thị trường Đức (Tạp chí thương mại Thủy sản điện tử, 2013). Tuy nhiên, sang đến năm 2012, kim ngạch XK thủy sản của nước ta sang Đức lại có xu hướng giảm, cụ thể là giảm 17,8% so năm 2011, tương đương với 43,8 triệu USD. Sự sụt giảm này diễn ra chủ yếu là do chịu nhiều ảnh hưởng từ sự suy thối kinh tế của tồn EU khi mà khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết cơng thêm suy thối trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn kéo theo sức mua của người dân trong các quốc gia này hoàn toàn giảm sút. Sang đến năm 2013, nhờ vào những cố gắng cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như tập trung hơn vào mặt hàng chủ lực thường xuyên được NK bởi quốc gia này là tôm cũng như thương mại thế giới có nhiều biến chuyển tích cực nên kim ngạch XK đã có có xu hướng tăng trở lại nhưng vẫn ở mức rất nhẹ, cụ thể là tăng 5,2 triệu USD tương ứng với mức 2,8% so với năm 2012. Tuy nhiên đây vẫn được coi là những dấu hiệu khả quan để Việt Nam có thể tiếp tục phát triển và đầu tư hơn vào các sản phẩm XK sang Đức.

 Là một trong những đối tác thương mại quan trọng, kim ngạch XK hàng hóa từ Việt Nam sang Tây Ban Nha hàng năm ln ở mức khá cao trong đó có thủy sản. Năm 2011, XK thủy sản sang thị trường này đạt giá trị rất cao với 178 triệu USD, đứng thứ hai chỉ sau Đức về kim ngạch NK thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây do nền kinh tế liên tiếp gặp phải những khó khăn khiến NK thủy sản của Tây Ban Nha liên tục sụt giảm. Năm 2012, XK thủy sản sang Tây Ban Nha chỉ đạt 132,1 triệu USD, giảm hẳn 45,9 triệu USD so với năm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2011, tương ứng với 25,8%, đây cũng là mức giảm lớn nhất trong giai đoạn năm năm trở lại đây đối với mặt hàng này khi XK sang Tây Ban Nha. Đến năm 2013, tuy rằng một số mặt hàng như cá tra, tơm đã có những dấu hiệu tăng lên nhưng kim ngạch XK cả năm sang thị trường này vẫn giảm đi 9,6% ứng với 12,7 triệu USD so với năm 2012. Hiện nay, nền kinh tế Tây Ban Nha vẫn đang tiếp tục phải chống chọi với rất nhiều khó khăn và rào cản, nhu cầu tiêu thụ của người dân vẫn đang có chiều hướng giảm, chính vì thế, thời gian tới đây vẫn sẽ là giai đoạn gây nhiều khó khăn cho chúng ta khi XK thủy sản sang thị trường này.

 Hiện nay, Italia đang là nước XK lớn thứ bảy và nước NK lớn thứ tám trên thế giới, chiếm 3,5% thương mại toàn cầu. Trong những năm qua, XK của Việt Nam vào Italia ln có sự tăng trưởng đặc biệt là ngành hàng thủy sản. Ngoại trừ việc sụt giảm tỷ trọng vào năm 2012 do xu thế chung của tồn EU, thời gian cịn lại kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam vào Italia khá ổn định và luôn đạt ở mức cao. Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), do việc XK thủy sản sang các thị trường truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn, thời gian gần đây các DN Việt Nam đã đẩy mạnh XK hàng thủy sản sang thị trường Italia và đang từng bước thu về những kết quả khá khả quan.

 Hà Lan là một thị trường mạnh trong khối EU. XK thuỷ sản của VN sang thị trường này đã tăng mạnh vào năm 2011 với kim ngạch XK lên đến 109,5 triệu USD nguyên nhân là do Hà Lan tái XK nhiều và thị trường trong nước nhỏ. Hà Lan dành được vị trí số 1 về kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam sang EU. Năm 2012, cũng do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thối tồn thế giới đặc biệt là ở EU mà giá trị XK thủy sản của chúng ta sang quốc gia này đã bị giảm đi một cách đáng kể, chỉ cịn 82,5 triệu USD, tương ứng với 24,7%. Từ đó đến nay, tình hình XK sang Hà Lan lại đang có xu hướng tăng lên (năm 2013 tăng 6,9% so với năm 2012) đặc biệt là sản phẩm cá ngừ. Những năm qua, XK cá ngừ của Việt Nam sang Hà Lan ln có mức tăng trưởng rất cao, bình quân đạt đến hơn 64%/năm. Trong thời gian sắp tới, đây sẽ là một thị trường có rất nhiều tiềm năng và cần được chú trọng hơn để thúc đẩy XK hàng thủy sản hơn nữa.

 Pháp là nước NK thủy sản lớn thứ 5 của EU, trong khi đó EU lại là thị trường XK thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang là một

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trong 15 nhà cung cấp thủy sản lớn nhất của Pháp. XK thủy sản của Việt nam sang Pháp từ năm 2009 đến năm 2013 có tương đối nhiều biến động. Từ năm 2009 - 2011, XK thủy sản của Việt Nam sang Pháp tăng mạnh cả về giá trị và khối lượng. Năm 2011, giá trị XK đạt mức cao nhất là 127,6 triệu USD, tăng gần gấp 1,5 lần so với năm 2009. Năm 2012, do chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế chung, nên NK thủy sản từ Việt Nam của Pháp giảm 11,5% so với năm 2011, chỉ đạt 112,9 triệu USD. Tuy nhiên, sang năm 2013, tình hình đã có những kết quả phục hồi tích cực khi XK thủy sản sang Pháp đạt 123 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với năm 2012. Đây chính là một dấu hiệu khả quan cho các DN trong nước để tiếp tục cải thiện chất lượng nhằm đẩy mạnh sản lượng XK vào thị trường vẫn còn rất nhiều tiềm năng này.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với XK mặt hàng thủy sản của việt nam khi hiệp định thƣơng mại tự do việt nam – EU đƣợc ký kết (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)