Thách thức đối với XK thủy sản Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với XK mặt hàng thủy sản của việt nam khi hiệp định thƣơng mại tự do việt nam – EU đƣợc ký kết (Trang 52 - 56)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

FTA Việt Nam – EU được coi như là một công cụ khai thông con đường XK chó hàng hóa Việt Nam vào EU, trong đó lợi ích lớn nhất đối với thủy sản XK là giảm thuế NK vào EU xuống mức 0%. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng lợi ích ln đi kèm với áp lực, để đạt được mức thuế suất 0%, các DN XK thủy sản phải đáp ứng được những quy định mà EU đề ra với thủy sản trong đó rào cản SPS hay nói một cách cụ thể hơn là việc kiểm soát dư lượng kháng sinh trong thủy sản XK sang EU là thách thức quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất đối với Việt Nam, được sử dụng như một hình thức bảo hộ hợp pháp nền sản xuất trong EU hoặc để hạn chế NK.

Trong WTO, biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure – sau đây viết tắt là biện pháp SPS) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật ni, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật. Hình thức của các biện pháp SPS có thể rất đa dạng (ví dụ, đó có thể là yêu cầu về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê…).

Theo quy định SPS của EU, tất cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật XK sang thị trường này đều bị kiểm tra tại các chốt kiểm sốt ở biên giới theo hình thức kiểm tra ngẫu nhiên khoảng 10% số lượng lô hàng. Tuy nhiên, nếu một lô hàng bị phát hiện có vấn đề về vệ sinh dịch tễ thì 10 lơ hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra toàn bộ một cách kỹ lưỡng. Đáng lưu ý, một nước sẽ chỉ được XK một sản phẩm từ động vật nếu nước đó thuộc danh sách các nước được XK sản phẩm đó sang EU, và cũng chỉ các đơn vị sản xuất nằm trong danh sách đảm bảo của cơ quan có thẩm quyền nước XK gửi sang EU và được EU chấp nhận mới được XK sản phẩm đó. Hiện tại chỉ có hai loại sản phẩm có nguồn gốc động vật của Việt Nam được XK sang EU là thủy sản và động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nước XK phải tuân thủ các quy định SPS của EU trong quá trình ni trồng sản xuất. Và hàng XK sang EU tuy không bị kiểm tra nghiêm ngặt như các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhưng cũng sẽ bị kiểm tra ngẫu nhiên bởi các nước thành viên trong quá trình nhập cảnh hoặc sau khi đã được bán ra thị trường.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

EU cũng duy trì một hệ thống cảnh báo nhanh, chỉ cần một lơ hàng có vấn đề về vệ sinh an tồn thực phẩm thì ngay lập tức sẽ được thơng báo trong tồn bộ EU và hàng hóa đó sẽ khơng thể tiếp tục lưu hành trong khu vực.

Việc sử dụng hóa chất kháng sinh trong chăn ni cũng như ni trồng thủy sản, ở dạng được phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng là điều cần thiết trong phòng và trị bệnh. Thế nhưng việc sử dụng phải đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trong đó, cần bảo đảm thời gian ngưng sử dụng thuốc, với mục đích nhằm bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, đặc biệt là với những sản phẩm dùng cho XK càng phải được quan tâm.

Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad), trong năm 2014, thương vụ Việt Nam tại EU, Nhật và Mỹ liên tục nhận được nhiều thông tin cảnh báo về các lô hàng thủy sản của nước ta do dư lượng hóa chất kháng sinh vượt mức cho phép. Số lơ hàng nhiễm hóa chất, kháng sinh sang thị trường EU đã tăng gấp bảy lần, từ năm 2013 chỉ có bảy lơ hàng bị cảnh báo nhưng đến năm 2014 đã lên con số 51. Mặt hàng thủy sản bị cảnh báo nhiều nhất là tôm và cá tra.

Vấn đề khó khăn ở đây là các mặt hàng thủy sản khác như cá thì có thể kiểm soát được vấn đề kháng sinh. Riêng con tơm thì rất khó. Con tơm khó ni hơn cá tra và cá ba sa vì dễ mắc nhiều bệnh. Nhưng thay vì sử dụng kháng sinh với liều lượng cho phép thì nhiều người đã dùng vơ tội vạ khiến dư lượng thuốc trong tôm rất cao. DN lại không thể đủ sức tự nuôi vùng nguyên liệu tôm cung ứng cho XK. Như con cá tra, một ao cá có thể cho DN thu hoạch 300-500 tấn cá/năm, trong khi một ao tơm cùng diện tích chỉ có thể thu hoạch 3-5 tấn tôm/năm. Để đủ sản lượng tôm XK, DN phải thu gom nhiều nguồn từ các hộ ni, thương lái, thậm chí phải NK. Đa phần DN kiểm tra rất tốt nguồn nguyên liệu, chỉ xui lắm mới dính một lơ kháng sinh, dù đã tuyên truyền người nuôi tôm về sử dụng kháng sinh đúng cách, không sử dụng kháng sinh cấm. Tuy nhiên, một số DN XK thủy sản tiết lộ Việt Nam bị cảnh báo cũng do 1-2 DN thu mua khơng kiểm sốt, XK kiểu ăn may, lọt thì thu lợi, chẳng may bị trả hàng thì xuất sang các thị trường khác tiêu chuẩn dễ hơn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.3.2. Chịu cạnh tranh mạnh mẽ

Tham gia vào VEFTA đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào tất cả các thị trường. Mặc dù, Chính sách của Nhà nước đã có nhiều thay đổi nhằm tạo cơ hội và điều kiện tối đa cho DN nhưng việc tái cơ cấu, cải cách thủ tục hành chính cần thời gian.Đây cũng chính là những rào cản không nhỏ đang giảm sức cạnh tranh của các DN XK thủy sản tại các thị trường NK lớn. Hiện nay, với những ưu đãi về thuế NK nguyên liệu, một số nước đối thủ cạnh canh như: Trung Quốc hay Thái Lan đang hay các nguồn cung lớn khác như: Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ… đang khiến DN thủy sản Việt Nam khó cạnh tranh để giành được thị phần.

2.3.3. Thách thức về vấn đề lao động

Thủy sản là ngành cần lực lượng lao động lớn. Tuy nhiên, vi thực trạng lao động ngành thủy sản không ổn định, thì các quy định chặt chẽ về lao động từ FTA sẽ tăng thêm thách thức cho DN chế biến thủy sản. Vấn đề an toàn lao động, tiền lương, giờ làm việc, vệ sinh lao động, cấm lao động cưỡng bức, cấm lao động trẻ em, cùng cơ chế giám sát và chế tài đặt ra trong hiệp định này sẽ tạo ra khơng ít thách thức đối với DN khi tham gia vào các chuỗi cung ứng XK, vì nếu vi phạm, có thể bị điều tra, bị kiện và bị phạt. Việc đưa các tiêu chuẩn lao động vào các FTA thế hệ mới bao hàm các thách thức và cơ hội. Do đó, DN cần phải chủ động hơn nữa để nâng cao năng lực, để hội nhập tốt hơn.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XK THỦY SẢN VIỆT NAM SANG EU KHI HIỆP ĐỊNH VEFTA ĐƢỢC KÝ KẾT

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với XK mặt hàng thủy sản của việt nam khi hiệp định thƣơng mại tự do việt nam – EU đƣợc ký kết (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)