Cơ cấu mặt hàng thủy sản XK sang EU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với XK mặt hàng thủy sản của việt nam khi hiệp định thƣơng mại tự do việt nam – EU đƣợc ký kết (Trang 36 - 40)

2.1. Tình hình XK mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2009-

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản XK sang EU

Mặc dù sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang EU ngày càng được nâng cao cả về mặt chất lượng cũng như số lượng, chủng loại đa dạng, phong phú hơn thì nhóm các sản phẩm thủy sản XK chính và chiếm tỷ trọng cao nhất của Việt Nam sang thị trường này chủ yếu vẫn là cá, tôm, mực và bạch tuộc.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.1: Cơ cấu hàng thủy sản XK sang EU giai đoạn 2009 – 2014

(Đơn vị: giá trị: triệu USD; tỷ trọng: %)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu VASEP qua các năm 2009 – 2014)

Dựa vào bảng 2.1 ta có thể thấy rằng trong giai đoạn từ 2009 - 2014, mặt hàng có giá trị NK lớn nhất của EU từ Việt Nam là cá các loại, luôn chiếm tỷ trọng trên 50% giá trị XK hàng thủy sản của Việt Nam sang EU. Điều này được giải thích do thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm thủy sản, người tiêu dùng EU rất yêu thích các sản phẩm từ cá và tỷ trọng NK mặt hàng này thường cao hơn hẳn so với các mặt hàng khác.Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị XK thuỷ sản của Việt Nam vào EU và cũng là mặt hàng có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường EU.Nhóm sản phẩm này bao gồm các mặt hàng chính là Cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh các loại.Trong số sản phẩm từ cá, cá fillet của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất và chỉ đứng sau Trung Quốc. Cá fillet XK từ các nước chiếm một tỷ lệ khá cao khoảng 11,1% sản lượng NK cá của thị trường EU. Việt Nam là nước có năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành thấp, cá XK nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước và dễ vượt qua các rào cản

Mặt hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Cá 532,4 57,6 524,7 53,9 618,4 45,47 626,5 55,3 656,7 57,1 673,2 58,1 Tôm 172,0 18,6 176,0 18,1 421,6 31 286,5 25,3 386,8 33,6 332,8 26,2 Mực & Bạch tuộc 95,3 10,3 136,7 14 126,2 9,28 99,8 8,8 74 6,4 136,8 11,5 Hàng khác 125,2 13,5 135,5 13,9 127 14,27 120,2 10,6 33,3 2,9 54,2 4,2 Tổng cộng 1119 100 1204 100 1360 100 1133 100 1150 100 1307 100

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. Giá trị XK cá năm 2009 đạt 532,4 triệu USD, chiếm 57,6% tổng giá trị. Đến năm 2010 con số này tăng lên 524,7 triệu USD, chiếm 53,9%. Tuy nhiên, năm 2011 tỷ trọng cá XK lại chỉ chiếm 45,47%, đây là năm đầu tiên trong suốt giai đoạn vừa qua tỉ trọng cá XK sang EU giảm hơn 1%. Ngồi việc chịu ảnh hưởng của những khó khăn chung của nền kinh tế thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm này là do các yêu cầu, quy định về chất lượng và hàng rào kĩ thuật của thị trường này ngày càng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn so với thời gian trước đó. Năm 2012, tình trạng này đã được cải thiện ít nhiều, tỷ trọng XK đã tăng lên 55,3% do sự cố gắng nỗ lực rất lớn đến từ các DN sản xuất và chế biến thủy sản XK của Việt Nam để thích ứng và phù hợp với các yêu cầu đề ra của thị trường khó tính này. Đến năm 2013 và 2014, tỷ trọng XK cá các loại sang EU lại tăng mạnh với 656,7 triệu USD, chiếm 57,1% năm 2013 và 673,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 58,1% năm 2014 . Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh việc XK cá sang thị trường EU.

Đứng thứ hai trong cơ cấu các sản phẩm XK chủ yếu sang EU là tôm - mặt hàng có mức tăng XK sang EU cũng khá đều và tương đối lớn. Năm 2009 là một năm đáng ghi nhận đối với ngành tôm Việt Nam bởi kim ngạch XK vẫn tăng ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng, đạt mức 172 triệu USD, chiếm 18,6% trong tổng giá trị XK thu về. Trong giai đoạn 2009 – 2011, đây cũng là mặt hàng có giá trị XK sang EU khá ổn định với mức tăng khá đều đặn. Đến năm 2012, suy thoái kinh tế tại nhiều nước Châu Âu khiến nhu cầu NK tôm vào khu vực này giảm mạnh. Ngồi ra, giá tơm XK sang EU năm 2012 cũng giảm nhiều so với năm 2011 do vậy, NK từ các nguồn cung chính đều giảm mạnh, cụ thể, trong năm này, giá trị XK chỉ đạt 286,5 triệu USD và chiếm 25,3% tổng giá trị, giảm hẳn 5,7% so với cùng kì năm trước đó. Tuy nhiên, năm 2013 XK tơm sang EU đã có sự phục hồi ấn tượng khi tăng 31%, đạt gần 400 triệu USD với tỷ trọng lên đến 33,6% so với tổng giá trị và trở thành một trong những thị trường NK tơm chính của EU. Năm 2014, EU được coi là thị trường “nổi bật” trong bức tranh XK tôm Việt Nam bởi XK tơm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng cao trong nhiều tháng, ngay cả trong thời điểm XK tôm sang các thị trường khác có xu hướng giảm sút. Tuy nhiên, năm nay, đồng USD tăng giá so với Euro khiên nhu cầu NK của thị trường

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

này giảm, đồng thời tỷ giá USD với các tiền tệ các nước khác tăng sẽ thúc đẩy XK từ các nước này, trong khi tỉ giá USD so với tiền của Việt Nam giữ ổn định, khiến cho Việt Nam bị áp lực cạnh tranh từ các nước đối thủ. Bên cạnh yếu tố giá NK giảm, đây cũng là một trong những nguyên tác động tiêu cực đến XK tôm sang thị trường EU trong năm nay.

Bảng 2.2: Vị trí 7 nguồn cung tơm lớn cho EU, 2010 – 2014

Nguồn cung 2010 2011 2012 2013 2014 Ecuador 1 1 1 1 1 Ấn Độ 4 3 3 2 2 Việt Nam 6 5 6 6 4 Bangladesh 5 6 5 4 5 Thái Lan 2 2 2 5 8 Indonesia 10 10 10 10 9 Trung Quốc 9 9 9 9 10

(Nguồn: VASEP tổng hợp từ ITC)

Mực và bạch tuộc là mặt hàng thứ ba sau tôm và cá chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị XK thủy sản của nước ta.Tuy nhiên, nếu như cá và tơm đều có xu hướng tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng và mặt hàng này lại có xu hướng giảm sút nghiêm trọng trong giai đoạn 2009 – 2014. Nếu như năm 2009, mực và bạch tuộc chiếm 10,3% thì đến năm 2013 con số này chỉ còn là 6,4%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nguồn nguyên liệu trong nước khan hiếm. Tại các cảng lớn ở một số tỉnh như Khánh Hòa, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, lượng mực và bạch tuộc khai thác cập cảng đã giảm đáng kể. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu mực và bạch tuộc tại một số nước cung cấp lớn cũng không dư thừa và giá cao nên DN rất e dè khi NK nguyên liệu từ nước ngoài về Việt Nam để chế biến tái xuất. Thêm vào đó, một ngun nhân nữa gây ra tình trạng này là tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại thị trường Châu Âu cũng giảm đi khi kinh tế tại một số nước vẫn chưa thể phục hồi được.Tính đến hết tháng 12/2014, XK mực, bạch tuộc sang EU đạt 146,8 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là một kết quả đáng mừng sau 3 năm giá trị XK sang thị trường này giảm sút hoặc nhiều tháng liên tiếp chững lại. Trong đó, giá trị XK sang

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

4 thị trường đơn lẻ lớn nhất khu vực là: Italy, Đức, Pháp và Tây Ban Nha có mức tăng trưởng mạnh lần lượt là: 6,6%; 20,2%; 140,4% và 119,2% so với cùng kỳ năm ngoái.Cho đến nay, phần lớn các thị trường NK lớn tại EU đã có dấu hiệu tích rõ rệt do nhu cầu tiêu thụ tăng lên và nền kinh tế đã được khơi phục. Hải sản, trong đó có mực, bạch tuộc lại lựa chọn là nguồn thực phẩm được ưa chuộng, nhất là trong mùa du lịch.Nhu cầu NK của khách hàng và giá NK đều khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với XK mặt hàng thủy sản của việt nam khi hiệp định thƣơng mại tự do việt nam – EU đƣợc ký kết (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)