Đối với Việt Nam, FTA với EU sẽ là một cú hích quan trọng để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại với EU. Thị trường EU là thị trường chung của 27 nước thành viên có sức mua lớn, với quy mơ 500 triệu người tiêu dùng. EU là thị trường lớn đối với DN của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. GDP của EU đạt hơn 17 nghìn tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người khoảng 34.000 USD/năm.Trong khi đó, kim ngạch XK của ta sang EU mới chiếm khoảng 0,8% kim ngạch NK của EU. Hiệp định VEFTA được dự đoán sẽ đem lại cho thủy sản XK của Việt Nam những cơ hội rộng mở và đáng kể.
2.2.1. Mở rộng thị trường và đẩy mạnh XK thủy sản sang EU:
Là nền kinh tế định hướng XK, việc thiết lập một điều kiện thuế quan ưu tiên vào một thị trường XK lớn bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà những lợi thế cạnh tranh khác trong thương mại thì Việt Nam hoặc là đã bão hòa (như giá nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào), hoặc là chưa thể đạt được trong ngày một ngày hai (như thương hiệu, chất lượng). Vì vậy, ký kết một FTA thế hệ mới với đặc trưng là mở cửa thị trường mạnh mẽ (với mức độ cắt giảm thuế về 0% với ít nhất là 90% số mặt hàng) với EU sẽ là chìa
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
khóa để thúc đẩy mạnh mẽ dịng hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường lớn của 27 nước thành viên EU với 500 triệu dân này, từ đó tạo nên một bước ngoặt lớn trong tăng trưởng XK của Việt Nam.Thực tế EU vẫn đang duy trì mức thuế suất tương đối cao với thủy sản Việt Nam với thuế suất 10,8%. Đây rõ ràng là một cản trở đáng kể đối với sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ở thị trường này, đặc biệt trong hoàn cảnh EU đã và đang ký FTA với nhiều đối thủ cạnh tranh của Việt Nam (và vì vậy hàng hóa của họ khi vào EU sẽ được hưởng mức thuế quan về cơ bản là 0%).
Bảng 2.4: Giá trị thủy sản NK vào EU giai đoạn 2010 – 2014
(Đơn vị:Nghìn USD) Mã HS Mặt hàng Giá trị thủy sản NK 2010 2011 2012 2013 2014 0304 Phi lê cá và các loại thịt cá khác 8.609.383 10.002.070 9.128.290 9.632.492 10.169.718 0306 Giáp xác 5.531.632 6.179.100 5.596.141 6.042.554 7.021.134 0307 Nhuyễn thể 3.919.136 4.953.859 4.134.694 3.852.697 4.191.486 0303 Cá đông lạnh 3.297.505 3.917.226 3.684.491 3.644.965 3.814.313 0301 Cá sống 383.831 418.666 400.975 395.710 368.641 0305 Cá hun khói, cá đã qua chế biến 2.787.683 3.277.218 3.031.791 3.152.550 3.539.328 0302 Cá tươi 8.557.467 9.232.585 8.478.876 10.524.582 11.851.158 0308 Các loại thủy sản khác 21.487 42.762 38.593
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Nhìn vào bảng 2.4, có thể nói hàng năm EU NK một lượng lớn thủy sản từ các nước trên Thế Giới, trong đó cá tươi là sản phẩm được NK nhiều nhất, giá trị NK đạt hơn 11 triệu Đô la Mỹ năm 2014. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với các DN XK thủy sản của Việt Nam bởi khi hiệp định VEFTA được ký kết thì mức thuế suất đối với thủy sản XK sẽ giảm dần về 0%, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường EU so với các DN đối thủ từ các nước khác.
Thực tế hiện tại, EU đã đang cho một số nhóm hàng hóa của Việt Nam, trong đó có thủy sản hưởng GSP – hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập theo đó một nước phát triển (EU) tự nguyện cắt giảm thuế cho hàng hóa đến từ các nước đang phát triển (Việt Nam). Được hưởng GSP, hàng hóa liên quan sẽ được áp mức thuế suất thấp hơn nhiều so với mức thuế tối huệ quốc mà nước phát triển đang áp dụng. Trong khi đó nước đang phát triển khơng phải cam kết cắt giảm thuế quan hay bất kỳ cam kết mở cửa nào khác theo kiểu “có đi có lại” như trong một FTA.
Mặc dù vậy, một FTA có nhiều lợi thế hơn GSP:
- Về phạm vi: ưu đãi thuế có được từ một FTA sẽ ở diện rộng và sâu hơn rất nhiều so với ưu đãi theo GSP cả về số mặt hàng được hưởng cũng như mức cắt giảm. Trong khuôn khổ GSP, những mặt hàng được hưởng GSP là thiểu số, sản phẩm nào mà Việt Nam đã đủ sức cạnh tranh (tăng trưởng vượt ngưỡng trưởng thành 17,5%) EU có thể sẽ cho “tốt nghiệp GSP”, nói cách khác là không cho hưởng nữa. Đây là điều đã thấy đối với mặt hàng giầy dép của Việt Nam. Trong khi đó, trong FTA, việc bãi bỏ thuế là nguyên tắc cho hầu hết các mặt hàng.
- Về hiệu lực: GSP là hình thức ưu đãi đơn phương, và do đó EU có thể rút lại tùy ý. Nhưng FTA lại là cam kết song phương, hai bên đều buộc phải cắt giảm và không được quyền tự ý đơn phương hủy bỏ nghĩa vụ này.
2.2.2. Cơ hội tiếp cận với các thị trường khác ngồi EU
Từ góc độ Việt Nam, tác động quan trọng nhất của các biện pháp SPS của EU đối với hàng thủy sản NK là ở chỗ cho thấy ngành thủy sản Việt Nam cần phát triển như thế nào để có thể XK sang thị trường rộng lớn này. Tuân thủ các tiêu chuẩn của EU là điều kiện tiên quy ết để có thể thâm nhập vào thị trường, do đó, nếu muốn bán hàng sang EU, Việt Nam khơng cịn sự lựa chọn nào khác ngoài đầu tư xây dựng ngành thủy sản XK đạt tiêu chu ẩn quốc tế. Mức lợi nhuận hiện tại của
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
ngành thủy sản cho thấy chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì việc đáp ứng các tiêu chu ẩn của EU có thể được bù đắp được từ lợi nhuận thu về.
Đồng thời, sự phát triển của ngành XK thủy sản sẽ là hình mẫu cho việc hướng tới mục tiêu tạo dựng chỗ đứng cho các sản phẩm chủ chốt của Việt Nam trên thị trường giá trị cao của các nước phát triển. Mặc dù phải bỏ chi phí để duy trì việc tuân thủ các yêu cầu của EU, lợi ích mang lại cũng rất lớn ở chỗ sẽ hỗ trợ khả năng tiếp cận nhiều thị trường khác ngoài EU. Chi phí để loại bỏ dư lượng kháng sinh trong các mặt hàng thủy sản XK khơng chỉ tính cho EU mà cho cả các thị trường khác (như Úc) áp dụng các tiêu chuẩn tương tự. Do các tiêu chuẩn kiểm dịch áp dụng tại thị trường các nước phát triển tương đối giống nhau, thành công trong tiếp cận thị trường EU sẽ hỗ trợ ngành thủy sản nâng cao khả năng tiếp cận các thị trường khác. Sau khi hệ thống quản lý chất lượng mặt hàng thủy sản của Việt Nam được EU công nhận, các quốc gia khác gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Thụy Sĩ và Đài Loan cũng sẽ công nhận Việt Nam đủ điều kiện XK các mặt hàng thủy sản.
Hơn nữa, nếu ký kết VEFTA diễn ra trước khi Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN khác kết thúc đàm phán FTA với EU sẽ giúp Việt Nam đạt được điều kiện thuận lợi ngắn và trung hạn trong quá trình tiếp cận thị trường EU. Việt Nam sẽ có cơ hội để trở thành một tuyến đường thương mại quan trọng, cũng như điểm kết nối giữa các hoạt động kinh tế sản xuất ở Đông Nam Á với các nhà đầu tư EU, đồng thời có vị thế nổi bật trong các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do giữa EU và ASEAN và thủy sản Việt Nam cũng có một chỗ đứng nhất định trong khu vực.
2.2.3. Cơ hội tiếp cận những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của EU
Khi hiệp định FTA VN – EU được ký kết, song song với việc EU giảm mức thuế suất cho hàng hóa XK của Việt Nam thì Việt Nam cũng phải giành một mức thuế ưu đãi cho các sản phẩm máy móc, cơng nghệ từ EU vào Việt Nam. Bên cạnh những lo lắng về cạnh tranh ở thị trường nội địa, việc NK được thiết bị kỹ thuật từ một trong những nước có cơng nghệ phát triển nhất Thế Giới mở ra một cơ hội rất lớn đối với thủy sản Việt Nam. Để đáp ứng những quy định NK khắt khe của EU về rào cản kỹ thuật, các thiết bị kỹ thuật cao giúp cho Việt Nam dễ dàng kiểm định
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
được chất lượng thủy sản XK cũng như đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật trong chế biến và bảo quản thủy sản phục vụ mục đích XK lại sang EU.
2.2.4. Thanh lọc, phát triển đƣợc các DN có năng lực cạnh tranh
Dưới sức ép cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tồn cầu hố và tham gia các hiệp định FTA, chỉ có các DN mạnh, có đủ năng lực cạnh tranh với các DN nước ngồi và trong nước mới có thể trụ được, cịn lại sẽ bị bật khỏi thị trường nếu năng lực cạnh tranh yếu. Đây là cơ hội thanh lọc các DN ốm yếu, khơng có sự chuẩn bị bài bản. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, nhằm hỗ trợ cho các nước phát triển thấp như Việt Nam, các đối tác cũng có những sáng kiến hỗ trợ nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển
2.2.5. Những tác động tích cực mà rào cản thương mại đem lại cho các DN XK thủy sản của Việt Nam DN XK thủy sản của Việt Nam
Việc các nước, đặc biệt là những nước công nghiệp phát triển trong EU luôn đặt ra nhiều quy chuẩn bắt buộc đối với thủy sản NK vào nước họ là động lực để các DN XK thủy sản Việt Nam nỗ lực phấn đấu, hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như dây chuyền sản xuất, kỹ thuật đánh bắt, nuôi trồng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe mà EU đưa ra. Các DN sẽ phải điều chỉnh quy trình hoạt động, sản xuất sao cho bài bản hơn, chú trọng đến chất lượng hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm, các độc tố, dư lượng kháng sinh bị cấm mà có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Như vậy, ngành thủy sản có thể sẽ hướng tới phát triển bền vững hơn.
Hơn nữa các DN XK cịn có thể tạo dựng được uy tín trên thị trường EU cũng như thị trường quốc tế nếu họ đáp ứng được nhu cầu về vệ sinh an toàn của sản phẩm thủy sản. Vấn đề bảo vệ sức khỏe đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay. Bởi vậy, sản phẩm càng có nhiều thơng số, tiêu chuẩn đảm bảo kỹ thuật thì càng có được lịng tin của người tiêu dùng và từ đó kích thích tiêu dùng. Giá cả sẽ khơng làm họ bận tâm và họ sẵn sang chi trả để có được những sản phẩm chất lượng. Nhờ đó mà doanh số của DN tăng lên, giúp cho sản phẩm của quốc gia có được chỗ đứng nhất định trong khu vực EU và các khu vực khác, dễ dàng hội nhập, trao đổi, sản xuất, tiêu thụ ở nhiều quốc gia trên Thế Giới.
2.2.6. Hợp tác với EU giúp duy trì hịa bình, an ninh, nhất là vấn đề biển Đông, nhằm đảm bảo nguồn lợi thủy sản XK của Việt Nam Đông, nhằm đảm bảo nguồn lợi thủy sản XK của Việt Nam
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá thường niên do nước này đơn phương áp đặt ở Biển Đơng có hiệu lực từ 12h trưa 16/5/2015. Xinhua,trang thơng tấn xã chính thức của nước cộng hịa nhân dân Trung Hoa cho biết lệnh cấm đánh bắt do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra, kéo dài trong hai tháng rưỡi, đến 12h ngày 1/8. Khu vực biển mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough. Lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngồi, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết, gần 9.000 tàu cá của tỉnh Hải Nam cập bến để nghỉ ngơi, bảo dưỡng tàu trong thời gian này. Tuy nhiên những tàu thuyền "có giấy phép" tới đánh bắt ở khu vực đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn được phép hoạt động. Trong thời gian áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng các tàu chấp pháp để giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm.
Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ hịa bình giữa hai nước mà cịn ảnh hưởng đến đời sống của các ngư dân trên biển Đông và kim ngạch XK thủy sản Việt Nam sang EU.
Như vậy, với lợi thế là đối tác của EU trong FTA cùng các ưu đãi về thuế quan đã giúp cho DN Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc XK thủy sản sang thị trường này. Hiện EU là thị trường có mức tăng trưởng mạnh của thuỷ sản Việt Nam. Trong tương lai, mức tăng trưởng này có khả năng tiếp tục tăng mạnh. Sự cạnh tranh với mức giá rẻ của các mặt hàng đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phảm là yếu tố quyết định giữ vững thị trường XK của các DN Việt Nam tại thị trường EU. Có thể khẳng định triển vọng XK thuỷ sản của các DN Việt Nam sang thị trường này là rất tốt và ổn định trong các năm tới.