Trong quý I năm 2015, sự tăng giá mạnh của đồng USD so với đồng Euro đã có những tác động lớn đến nền kinh tế chung của cả EU nên trong thời gian tới, nhu cầu về NK thủy sản của thị trường này sẽ
Trong những năm tới, người tiêu dùng thủy sản EU có xu hướng tiêu dùng nhiều thủy sản tươi sống, nhất là những loại có giá trị cao như: giáp xác, tôm, cá ngừ, cá hồi…Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm hóa chất từ các sản phẩm đồ hộp gia tăng, đồng thời, nhu cầu đối với thủy sản đã chế biến sẽ tăng nhanh bởi tính tiện dụng cao. Theo một nghiên cứu của FAO, lượng tiêu thụ thủy sản chế biến bảo quản và thủy sản tươi của EU hầu như ổn định; giáp xác, nhuyễn thể, fillet cá và các sản phẩm đã qua chế biến sẽ tăng; tiêu thị sản phẩm đông lạnh sẽ giảm. Mức tăng tiêu thụ cao nhất được dự báo cho các loài giáp xác, nhất là tôm. Thứ hai, người tiêu dùng Châu Âu đang có xu hướng chuyển sang tiêu thụ tôm biển loại nhỏ và tôm panđan. Đặc biệt là tôm panđan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy ở hầu hết các nước Châu Âu, ngoại trừ Đức. Một số loài cá mới cũng rất được ưa chuộng ở Châu Âu như cá basa, cá tra của Việt Nam và cá rô sông Nile với khối lượng tiêu thụ đang tăng lên nhanh chóng. Những loài thủy hải sản mới này được người tiêu dùng Châu Âu ưa chuộng do có mùi vị trung tính và giá thấp. Bên cạnh đó, cá phile đnag giành lại thị phần từ cá nguyên con trên tồn EU do người tiêu dùng địi hỏi sự thuận tiện hơn khi mua hải sản. Một số người tiêu dùng Châu Âu vẫn không sẵn sang chấp nhận các sản phẩm thủy hải sản trong thực đơn hàng ngày do họ cảm thấy cá là một món ăn khó chuẩn bị.
Tóm lại, căn cứ vào tình hình thực tế đã nêu trên, trong thời gian tới, lượng thủy sản NK vào EU sẽ có sự sụt giảm đáng kể trong khi những yêu cầu, quy định chất lượng sản phẩm NK vẫn không ngừng tăng lên.