Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với XK mặt hàng thủy sản của việt nam khi hiệp định thƣơng mại tự do việt nam – EU đƣợc ký kết (Trang 43 - 47)

2.1. Tình hình XK mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2009-

2.1.4. Đánh giá chung

2.1.4.1. Những thành tựu đạt được

Trong giai đoạn 2009 – 2014, hoạt động XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đã được một số thành công nhất định về kim ngạch, chủng loại, chất lượng.

Thứ nhất, trong giai đoạn 2009 – 2014, hoạt động XK thủy sản sang EU

có sự tăng trưởng liên tục về kim ngạch, luôn đạt ở mức trên 1 tỷ USD. Hơn thế nữa, thuỷ sản của Việt Nam được XK sang hầu hết các nước thành viên EU, trong đó có năm thị trường chính, đạt tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị XK của chúng ta sang khối thị trường này. Điều này đã góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao uy tín của hàng XK Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và trên quy mơ lớn hơn là thị trường tồn cầu nói chung, tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng XK, tạo một tiền đề tốt để thúc đẩy, mở rộng XK cho những mặt hàng khác của Việt Nam.

Thứ hai, cơ cấu hàng thủy sản xuất sang các nước EU ngày càng được đa

dạng hóa, phong phú hơn trước khá nhiều. Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản XK chủ lực vẫn luôn là tôm, cá, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, dưới nỗ lực cải tạo và phát triển các sản phẩm thủy sản, cơ cấu các mặt hàng XK của nước ta ngày càng được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác với giá trị cao và sản lượng lớn. Hiện nay, mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở rất

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nhiều thị trường các quốc gia thuộc khối EU và giá trị XK vào từng thị trường cũng có xu hướng tăng lên khá ổn định.

Thứ ba, nhận thấy được lợi ích về kinh tế, xã hội của hoạt động XK thủy

sản sang thị trường EU, NN đã đẩy mạnh các chính sách, dự án hỗ trợ sản xuất và XK nơng nghiệp nói chung, cụ thể là thủy sản và có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, XK của người nông dân, DN. Nhờ đó, tốc độ phát triển ngành tăng lên nhanh, hệ thống cơ cấu hạ tầng cũng có những cải thiện đáng kể.

2.1.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế cịn tồn tại

Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua, thị trường XK thủy sản của Việt Nam sang EU đang ngày càng được mở rộng và thu được rất nhiều thành tích đáng tuyên dương. Kết quả này có đóng góp khơng nhỏ trong việc tạo điều kiện cho các DN Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK cả về chất lượng và số lượng.Tuy vây, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại khơng ít những mặt hạn chế phần nào làm giảm đi hiệu quả thành tích của chúng ta. Những tồn tại đó có thể tóm tắt như sau:

Thứ nhất, nguồn hàng tuy có sản lượng lớn nhưng chủng loại cịn nghèo,

chủ yếu là hàng đơng lạnh truyền thống tập trung vào các sản phẩm tôm, cá, nhuyễn thể.

Thứ hai, chất lượng sản phẩm XK vẫn cịn chưa hồn tồn đáp ứng được

tiêu chuẩn của thị trường khó tính như EU, chủ yếu là do chưa đáp ứng được các cơng tác về an tồn vệ sinh thực phẩm mà các thị trường trong khối EU yêu cầu, chưa xây dựngvà phát triển được các vùng ni an tồn, sạch bệnh, năng lực cung ứng và chất lượng con giống cũng như nguồn thức ăn còn nghèo nàn và hạn chế, vấn đề liều lượng, quản lí và lưu thơng thuốc chữa bệnh, thuốc kháng sinh …còn chưa hiệu quả.

Thứ ba, giá cả của thủy sản Việt Nam cao và bị ảnh hưởng nhiều bởi các

yếu tố bên ngoài như sự cạnh tranh của Trung Quốc, Thái Lan, biến động về nhu cầu, thị hiếu của thế giới và chính thị trường EU. So với các nước có cùng mặt hàng thủy sản XK sang EU, giá bán của thủy sản Việt Nam thường khó cạnh tranh do cao hơn nhiều, trong khi chất lượng về bao bì, độ đa dạng của sản phẩm, thời gian bảo quản, hình thức bên ngồi… của thủy sản nước ta vẫn chưa bằng đối thủ cạnh tranh.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ tư, các DN Việt Nam còn yếu về khâu khai phá thị trường, hiểu biết

về thị trường, đối tác và cả người tiêu dùng ở EU. Từ đó, chưa quan tâm đúng mức đến các hoạt động xúc tiến NK, xây dựng quảng bá và củng cố thương hiệu cũng như tìm hiểu, đầu tư xâm nhập vào các thị trường tiềm năng.Khâu nghiên cứu, cách tiếp cận thị trường của các DN cũng rất yếu. Thực tế cho thấy, DN Việt Nam chưa dám mạnh dạn và chủ động tham gia vào các hội chợ lớn ở Châu Âu để thúc đẩy hình ảnh của sản phẩm đến người tiêu dùng Châu Âu.

Thứ năm, lộ trình phát triển hoạt động XK chưa tuân theo một quy hoạch

cụ thể và rõ ràng, mơi trường pháp lý nhiều khi cịn chưa linh hoạt, mang tính bộc phát và chưa tính đến các lợi ích lâu dài.

Thứ sáu, công tác chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới chưa đạt được

kết quả tốt nhất có thể, đặc biệt là với các DN có quy mơ nhỏ. Trong đó, các cơng tác kiểm tra, rà soát, đảm bảo tuân thủ đúng theo các khâu, các bước của quy trình cịn nhiều chủ quan, lạc hậu do trình độ cơng nghệ cịn nhiều yếu kém. Từ đó kéo theonăng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới chưa thực sự cao so với các cường quốc thuỷ sản như Trung Quốc, Nauy, Nga…

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Do khó khăn về nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng cao, chi phí kiểm tra tăng cao, tác động nặng nề của các vụ kiện chống phá giá ở Mỹ. Các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt với những diễn biến bất lợi ở thị trường EU.Ngoài ra,hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh ở các DN cạnh tranh mua nguyên liệu, giảm giá bán để tranh khách hàng, lạm dụng hóa chất tăng trọng, vi phạm các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mua các nguyên liệu không bảo đảm.

Liên kết giữa DN, người nông dân và NN vững chưa bền vững.Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và DN đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hố song nhìn chung cịn ít. Lợi ích của DN và nơng dân chưa thống nhất. Khi được mùa, sản lượng nhiều, DN thu mua thường ép giá khiến cho người dân tuy được mùa nhưng lại khơng có lợi nhuận cao.

Chỉ đạo thực hiện, quản lý của NN và vai trò các Bộ ngành liên quan đến thủy sản XK trong việc thực hiện các chính sách, chiến lược chưa được thực hiện

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

triệt để. Công tác quy hoạch vùng sản xuất thủy sản đã thực hiện trên phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái nhưng các địa phương vẫn lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến lược phát triển các loại mặt hàng chủ lực. Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng giống vẫn chưa được đầu tư mạnh, vẫn còn hiện tượng sản xuất và cung cấp các loại giống giả, không đảm bảo chất lượng giống.

Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, bảo quản, chế biến thủy sản ở nước ta chưa phát triển mạnh. Chi phí ni trồng, thu hoạch và chế biến, bảo quản cao nhưng công tác thực hiện lại khơng hiệu quả. Trong ni trồng, cịn sử dụng các giống cũ, dễ bị dịch bệnh, các loại thuốc kháng sinh một cách tùy tiện, vượt quá mức liều lượng. Hơn nữa, hoạt động thu hoạch và sau thu hoạch chưa đạt hiệu quả đã làm giảm chất lượng, sản phẩm và làm tăng thêm các rủi ro an toàn thực phẩm. Các cơ sở chế biến, đóng gói chưa có quy mơ lớn, khơng có đủ hàng để thực hiện các lơ hàng lớn, máy móc, thiết bị tại các cơ sở này thường lạc hậu.Việc quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nơng sản, thủy sản an tồn cịn chậm, chưa có cơ chế chính sách về đầu tư, quy hoạch, xây dựng hạ tầng, sản xuất, tiêu thụ nơng sản, thủy sản an tồn để khuyến khích các tổ chức, cá nhân...Những tồn tại về tổ chức, biên chế về quản lý thanh tra vê sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được cải thiện, dẫn tới việc triển khai các hoạt động ở địa phương cịn chậm trễ, khơng kịp thời và không đầy đủ.

Thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh, thường có kích cỡ khơng đồng đều, chất lượng thay đổi tùy theo vụ, thời tiết và khu vực trồng nên thương hiệu thủy sản của Việt Nam chưa cao.Các chương trình xúc tiến XK thủy sản do VASEP tổ chức cịn thiếu tính chun nghiệp, chưa có chiến lược định hướng lâu dài. Trong các chương trình hội chợ do VASEP tổ chức, khâu chuẩn bị trước, trong và sau hội chợ cịn yếu kém. Cơng tác tìm hiểu thị trường thơng qua Thương vụ, các kênh thông tin về thị trường và khách hàng trước khi chuẩn bị hội chợ, và những kế họach tiếp tục quan hệ với đối tác sau hội chợ cịn chưa được coi trọng.

Nhìn chung, việc phát triển chế biến thủy sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, chưa được đầu tư chiều sâu để phát triển công nghệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng; giá thành sản phẩm cao làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường...

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nguyên nhân khách quan

Tình hình nhu cầu tiêu dùng thủy sản NK của thị trường EU đang có xu hướng giảm sút. Hơn nữa, nhu cầu thủy sản lại thay đổi tùy theo từng thị trường trong khối các nước EU: thói quen tiêu dùng, mức sống, tình hình kinh tế…Bên cạnh các đối thủ vượt trội về chất lượng và mẫu mã, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước có cơ cấu thủy sản XK tương tự như Trung Quốc, Thái Lan. Hai nước này có ngành thủy sản phát triển mạnh, hoạt động hỗ trợ của Chính phủ cũng đạt hiệu quả. Hai nước này có nguồn nhân cơng dồi dào, sự phân bổ trong hoạt động nông nghiệp thường rõ ràng, hoạt động trồng thủy sản có đầu tư, cơng nghệ máy móc, trang thiết bị nơng nghiệp hiện đại, quy mô sản xuất lớn hơn của chúng ta. Hệ thống cơ sở chế biến trên quy mô lớn, sử dụng lao động máy móc nhiều nên giá cả, mẫu mã, chất lượng thủy sản thường đạt chuẩn hơn để NK vào EU, tạo được thương hiệu mạnh và chiếm thị phần lớn trong các nước XK thủy sản sang thị trường này.

Những rào cản kỹ thuật thương mại ngày càng chặt chẽ, các quy định về dư lượng kháng sinh về truy xuất nguồn gốc thủy sản. Quá trình kiểm dịch luôn là thách thức lớn cho các DN Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) cơ hội và thách thức đối với XK mặt hàng thủy sản của việt nam khi hiệp định thƣơng mại tự do việt nam – EU đƣợc ký kết (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)