IV .Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cá cảnh
3. Bài học kinh nghiệm cho TP.Hồ Chí Minh
2.3 Hoạt động tham gia hội chợ triển lãm trong n-ớc và quốc tế
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm này, khơng có bất kỳ hội chợ triễn lãm chính thức nào dành riêng cho mặt hàng cá cảnh cùng các hạng mục liên quan nh- hồ thủy sinh, thức ăn, hệ thống lọc n-ớc... Để quảng bá sản phẩm của mình, các cơ sở sản xuất và kinh doanh cá cảnh đăng ký tham gia triễn lãm tr-ng bày tại các lễ hội sinh vật cảnh của các tỉnh thành nh- Lễ hội sinh vật cảnh TP.HCM, Lễ hội sinh vật cảnh th-ơng mại tại Đồng Tháp... Hoặc cũng có doanh nghiệp cá cảnh tham gia tr-ng bày sản phẩm tại các hội chợ triễn lãm thủy sản nh- Hội chợ thủy sản quốc tế Vinafish các năm 2004, 2006, hay gần đây nhất là Festival Thủy sản Việt Nam lần 1 năm 2010 đ-ợc tổ chức tại Cần Thơ. Tuy quy mô và tầm ảnh h-ởng các triễn lãm thủy sản này là rất lớn nh-ng tác dụng thu hút quảng bá của các doanh nghiệp cá cảnh tại đây là khơng cao, do tầm vóc hiện nay của nghề ni cá cảnh cũng nh- sự quan tâm cho nghề này nếu so với toàn bộ ngành thủy sản là rất nhỏ (giá trị xuất khẩu cá cảnh chiếm nhiều nhất cũng chỉ đ-ợc 3% toàn bộ giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam mà thôi).
Dù vậy, do đặc điểm của cá cảnh là dễ thu hút sự chú ý của quan khách qua hình dáng và màu sắc của cá, nên các doanh nghiệp cũng cố gắng nâng cao hiệu quả quảng bá tại các hội chợ này thông qua các biện pháp khác nh- là tổ chức thi cá cảnh, tổ chức đấu giá, khuyến mãi... Ví dụ nh- tại hội chợ Vinafish năm 2006, gian hàng cá cảnh với tám m-ơi bể cá gồm nhiều chủng loại đã thu hút đông đảo khách tham quan nhờ vào phiên đấu giá những cặp cá cảnh đặc sắc để đóng góp vào quỹ Saigon Times Foundation - một quỹ xã hội, phi lợi nhuận thuộc Thời báo Kinh tế Sài Gịn với mục đích chính là hỗ trợ cơng tác giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.[35]