Theo khuyến nghị ngưỡng an toàn của IMF/WB

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các tiêu chí đánh giá ngưỡng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 27 - 30)

b. Nợ mục tiêu trong thực tiễn

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Theo khuyến nghị ngưỡng an toàn của IMF/WB

Khung phân tích nợ bền vững (Debt Sustainability Framework – DSF) cho các nước có thu nhập thấp được IMF và WB đưa vào sử dụng năm 2005, được cập nhật vào

các năm 2006, 2009 và 2012. DSF bao gồm một tập hợp các ngưỡng nợ nguy hiểm, dựa vào đó có thể dự báo nợ công và nợ công nước ngoài trong vòng 20 năm tới và đánh giá nguy cơ tiềm ẩn của nợ. Các ngưỡng chỉ số gánh nặng nợ phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ của chính sách và khung thể chế của một quốc gia đối với tăng trưởng bền vững và giảm nghèo, được đo lường bằng chỉ số CPIA (Country Policy and Institutional Assessment)[1] của WB. Các ngưỡng nợ nguy hiểm này được trình bày trong các bảng sau.

[1] CPIA là một chỉ số gồm 16 chỉ tiêu được nhóm lại thành 4 loại: (1) quản lý kinh tế, (2) chính sách cấu trúc, (3) chính sách xã hội và công bằng, (4) quản trị khu vực công và thể chế. Các nước được đánh giá tình trạng hiện tại của họ trong mỗi tiêu chí thực hiện, với thang- điểm từ 1 đến 6. Chỉ số này được cập nhật hàng năm-cho tất cả các nước trong Hiệp hội phát triển-quốc tế.

Giá trị của nợ theo tỷ lệ % của Trả nợ theo tỷ lệ % GDP Kim ngạch xuất khẩu Thu NSNN Kim ngạch xuất khẩu Thu NSNN Chính sách chủ yếu (CPIA <=3.25) 28 131 184 17 18 Chính sách trung bình (3.25<CPIA<3.75) 36 179 217 20 20 Chính sách mạnh (CPIA >=3.75) 44 226 250 24 22

Nguồn: IMF và Worldbank

Nợ công /GDP

Giá trị hiện tại Giá trị danh nghĩa

Chính sách yếu (CPIA<=3.25) 38 49

Chính sách trung bình (3.25<CPIA<3.75)

56 62

Chính sách mạnh (CPIA >=3.75) 74 75

Nguồn: IMF và Worldbank

Bảng 1.4: Ngưỡng nợ nguy hiểm áp dụng cho tổng nợ

Dựa trên những ngưỡng nguy hiểm trên, chúng ta có thể xếp hạng tình hình nợ trong nước theo 4 mức nguy cơ được trình bày trong bảng sau .

Nguồn: IMF và Worldbank

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các tiêu chí đánh giá ngưỡng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)