Tăng cường kiểm soát, quản lý việc sử dụng vốn vay và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các tiêu chí đánh giá ngưỡng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 47 - 49)

b. Nợ mục tiêu trong thực tiễn

3.3. Đề xuất một số chính sách và giải pháp

3.3.4. Tăng cường kiểm soát, quản lý việc sử dụng vốn vay và sử dụng vốn

quả

Trước hết cần thiết phải đặt mức tăng trưởng nợ công trong tầm kiểm soát. Theo BIDV, cần phải quy trách nhiệm rõ ràng, kiện toàn và nâng cao trình độ của bộ máy. Cụ thể, xem xét thành lập Ủy ban giám sát và kiểm soát nợ công (UBGS&KSNC- trực thuộc Quốc hội). Ủy ban này có chức năng giám sát các vấn đề nợ công và NSNN; Giám sát, chỉ đạo hoạt động và sự phối hợp của các đơn vị liên quan tới các vấn đề trên; Cấp phép và giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên môn cao được phép cung cấp dịch vụ tư vấn và đấu thầu cho dự án dùng vốn nợ công; Tham mưu cho Quốc hội về việc Ban hành Luật, trong đó có quy định về đãi ngộ/ chế tài đối với cá nhân liên quan tới hoạt động quản lý, sử dụng và giám sát nợ công; Phê duyệt và giám sát các quyết định về NSNN, khoản vay và cho vay từ nguồn nợ công với một giá trị tối thiểu cho trước.

Bộ Tài chính cần đưa ra văn bản hướng dẫn thi hành Luật về nợ công, quản trị rõ ràng; Xây dựng hệ thống quốc gia về khai báo các khoản vay; Trong thẩm quyền được giao, BTC tự ra quyết định về NSNN, phê duyệt các khoản vay và đầu tư trên cơ sở tham khảo ý kiến của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp đã được UBGS&KSNC chấp thuận.

Đối với việc quản lý vốn vay nước ngoài, cần thông qua một đầu mối cho vay và quản lý ODA. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của các nước phát triển, BIDV đề xuất một mô hình mới trong việc tổ chức vận động, thu hút và quản lý các dự án vay vốn nước ngồi: Lựa chọn một ĐCTC có kinh nghiệm về tín dụng đầu tư phát triển (điển hình là BIDV), là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định, đề xuất cơ chế tài chính áp dụng đối với dự án, điều kiện vay áp dụng cho Dự án…; Đơn vị này phải có kinh nghiệm trong việc quản lý các khoản vay nước ngoài, năng lực về tài chính để có thể chịu được rủi ro không ảnh hưởng đến NSNN.

Đặc biệt, cần tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chỉ vay nợ khi có dự án hiệu quả và ng̀n trả nợ rõ ràng, có tính đến các kịch bản rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo khả năng

thanh tốn của Chính phủ. Tiến tới áp dụng quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” nhằm nâng cao trách nhiệm sử dụng và bảo vệ nguồn thu từ chủ dự án dùng vốn nợ công (kinh nghiệm của Trung Quốc). Tư nhân hóa các dự án công trên cơ sở đấu thầu công khai, cạnh tranh về giá cả và chất lượng và gắn với trách nhiệm cá nhân.

Để đảm bảo được dịng tiền trả nợ trong tương lai thì điều quan trọng là phải chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Hiện nay, Chính phủ mới chỉ chú trọng việc làm sao giải ngân cho được các khoản vay và bán cho được trái phiếu thu tiền về thì xem như đã thành cơng cịn việc khoản tiền đó được sử dụng như thế nào thì chưa được xem trọng. Vì vậy, cần kiểm tra và theo sát việc sử dụng hiệu quả các khoản vay đúng như mục tiêu đã đề ra. Chẳng hạn như một khoản vay của tập đồn kinh tế được Chính phủ bảo lãnh, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ xem tiền vay có được sử dụng đúng mục đích ban đầu, tiến độ trả nợ có đúng lộ trình, hiệu quả sử dụng vốn ra sao. Bởi khi Chính phủ bảo lãnh, ngân hàng Nhà nước phải đảm đương khoản nợ này nếu doanh nghiệp khơng có khả năng chi trả.

Để sử dụng hiệu quả nợ công, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau:

- Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư; tránh tình trạng tham nhũng, quan liêu.

- Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp nhà nước.

- Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng một khuôn khổ hợp lý cho phép xác định và quản lý sự cân bằng giữa chi phí dự kiến và rủi ro trong danh mục nợ chính phủ. Để đánh giá rủi ro, các nhà quản lý cần phải thường xuyên tiến hành các “Stress tests” – kiểm tra thử tính ổn định của hệ thống trên cơ sở những cú sốc về kinh tế và tài chính mà chính phủ và quốc gia có thể gặp phải.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) các tiêu chí đánh giá ngưỡng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)