b. Nợ mục tiêu trong thực tiễn
3.1. Kết luận của tiểu luận
Nghiên cứu của nhóm tác giả trình bày một phương pháp thay thế để tính tốn mức nợ mục tiêu bằng cách sử dụng khuôn khổ “khả năng chịu đựng nợ” trong tài liệu nghiên cứu của Reihart, Rogoff và Savastano (2003) đờng thời nhóm tác giả cũng đã sử dụng thêm một vài biến mới để ước lượng mức xếp hạng tín dụng hiệu quả hơn. Các kết quả ước lượng trong nghiên cứu của chúng tôi được dùng để vạch ra đường đi của mức xếp hạng tín dụng theo các mức nợ khác nhau, để từ đó có thể thấy được một cách trực quan khả năng chịu nợ của nền kinh tế Việt Nam. Tuy kết quả cho ta thấy rằng hiện nay Việt Nam còn cách rất xa ngưỡng này nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan mà không thực hiện các biện pháp quản lý nợ một cách bền vững. Quản lý nợ công được xem là chìa khóa của chiến lược quốc gia trong việc đảm bảo đẩy mạnh và duy trì lối thốt từ gánh nặng nợ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững mà không gây ra bất kỳ một khó khăn nào trong hồn trả nợ.
Có thể nói, để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì nợ cơng vẫn thực sự cần thiết cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vấn đề của nợ công không nằm ở quy mô hay tỷ lệ nợ công/GDP mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công, là khả năng trả nợ trong tương lai hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn vay. Để hạn chế những hệ lụy của nợ công gây ra thì việc triển khai kịp thời các chính sách và biện pháp quản lý nợ công là một nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các ngành, các cấp để cơng tác quản lý nợ công tại Việt Nam an toàn và hiệu quả hơn.
Trong khoảng thời gian nghiên cứu, đề tài này đã giúp cho nhóm tác giả kiểm chứng lại những kiến thức đã được học ở trường, liên hệ lý thuyết với thực tế và xác định được điểm khác biệt giữa chúng.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ mơn Tài chính cơng- Ts. Nguyễn Thị Lan đã tạo cơ hội và giúp đỡ nhóm tác giả trong q trình hồn thành tiểu luận.