b. Nợ mục tiêu trong thực tiễn
3.3. Đề xuất một số chính sách và giải pháp
3.3.3. Thực hiện hạch tốn nợ cơng của Việt Nam theo thế giới
Sự khơng thống nhất về hạch tốn nợ cơng của Việt Nam với hạch tốn nợ cơng của các tổ chức uy tín trên thế giới như IMF hay WB là một trở ngại trong việc đánh giá tình hình nợ cơng hiện tại. Ở Việt Nam, nợ công đất nước không bao gồm nợ của ngân hàng nhà nước, trong khi đó chuẩn mực nợ cơng của thế giới là có bao gờm. Đờng thời, ở Việt Nam thâm hụt NSNN được công bố trên giá trị danh nghĩa, còn trên thế giới những nguồn gây thâm hụt được công bố dựa trên giá trị thưc. Đây là một sự khác biệt không hề nhỏ không nên tồn tại lâu thêm nữa.
Cùng với đó, để đánh giá chính xác thực trạng và đề xuất được các chiến lược quản lý nợ phù hợp, việc hạch toán ngân sách và nợ công phải được thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế. Các khoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh. Các thước đo thâm hụt ngân sách loại trừ những khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản cũng cần được tính tốn thêm để có thể đánh giá được chính xác thực trạng tài khóa hiện tại. Ngồi ra, các gánh nặng ngân sách phát sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các dự báo về thâm hụt ngân sách nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng nợ cơng trong trung và dài hạn.
Do rủi ro tiềm ẩn của nó đối với nợ công, nợ của khu vực, DNNN cũng cần phải được tính tốn, phân tích và báo cáo đầy đủ bên cạnh định nghĩa nợ công hiện nay ở Việt Nam. Việc phân tích và đánh giá nợ của DNNN nên được coi là một phần không thể tách rời trong các báo cáo về nợ công của Việt Nam.
Đối với các khoản nợ quốc tế, cần thực thi các tiêu chuẩn giám sát nợ theo quy chuẩn quốc tế nhằm duy trì cũng như kiểm sốt được khoản nợ trong ngưỡng an toàn.
Thanh toán nợ đầy đủ và đúng hạn tránh những khoản phạt hay phát sinh về lãi làm ảnh hưởng tới tín nhiệm quốc gia trên trường thế giới.