b. Nợ mục tiêu trong thực tiễn
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.2. Cây nhị phân
Phương pháp phân tích Cây Nhị phân được sử dụng để đánh giá xác suất xảy ra khủng hoảng nợ ở một quốc gia tại một thời điểm. Phương pháp này được Manasse và Roubini khởi xướng dựa trên các bằng chứng thực nghiệm trong quá khứ tại các quốc gia xảy ra khủng hoảng nợ (sử dụng số liệu của 47 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 1970–2002). Các tác giả đã lựa chọn ra 10 biến số quan trọng nhất trong 50 biến số thuộc ba nhóm có ảnh hưởng đến việc phân loại rủi ro và dự đoán nợ công:
(i) Nhóm biến vĩ mô căn bản;
(ii) Nhóm biến phản ánh sự biến động; (iii) Nhóm biến phản ánh kinh tế chính trị.
10 biến số được sử dụng là: tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP; tỷ lệ nợ ngắn hạn/dự trữ ngoại hối; tốc độ tăng trưởng GDP thực; tỷ lệ nợ công nước ngoài/tổng thu NS; lạm phát; số năm đến cuộc bầu cử tổng thống; lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ; nhu cầu tài trợ từ bên ngoài; định giá tỷ giá quá cao; và sự biến động tỷ giá. Nội dung chi tiết cây Nhị phân được trình bày trong hình 2. Phương pháp này nhấn mạnh vai trò nợ nước ngoài hơn là tổng nợ công.
Mẫu nghiên cứu được các tác giả phân tích và xếp vào hoặc vùng an tồn hoặc vùng rủi ro, tùy thuộc vào giá trị của các biến số. Nợ của một quốc gia được xem là nằm trong vùng an toàn khi có tổng nợ nước ngoài thấp hơn 49.7%GDP; nợ ngắn hạn nước ngoài nhỏ hơn 130% dự trữ; nợ công nước ngoài thấp hơn 214% tổng thu NS và tỷ giá không bị định giá cao (<48%). Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định ba loại rủi ro có thể gây ra khủng hoảng nợ:
(i) rủi ro thanh tốn hay tính không bền vững của nợ; (ii) rủi ro thanh khoản;
(iii) rủi ro tỷ giá.
Ứng với mỗi loại rủi ro sẽ gây ra khủng hoảng ở những xác suất khác nhau. Phương pháp cây Nhị phân khá hữu ích trong phân tích tính bền vững của nợ vì xem xét rủi ro dưới nhiều góc độ khác nhau. Thông qua q trình phân tích, chúng ta có thể nhận thấy không hẳn một quốc gia có tỷ lệ vay nợ cao lại có xác suất xảy ra khủng hoảng nợ cao; ngược lại một quốc gia có tỷ lệ nợ vừa phải lại có rủi ro vỡ nợ lớn. Sự
khác biệt này đến từ hiệu ứng kết hợp giữa các món vay sắp đáo hạn, sự bất ổn chính trị và chính sách tỷ giá cố định, khiến cho khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra kể cả khi đất nước đang có tỷ lệ nợ thấp. Ngược lại, xác suất xảy ra khủng hoảng ở những nước có tỷ lệ nợ cao có thể thấp khi quốc gia đó thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ (CSTT), cán cân vãng lai thặng dư và mô hình tài chính công hiệu quả.
Nguồn: Manase P. và Poubini N (2005)